Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 27 - File word có lời giải
4/15/2025 2:01:09 PM
lehuynhson1 ...

 

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC

ĐỀ MINH HỌA

ĐỀ 27

(Đề thi có 06 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

        Họ, tên thí sinh: ……………………………………………

        Số báo danh: ……………………………………………….        

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Phiên mã ngược là quá trình tổng hợp

A. RNA từ DNA.                                B. cDNA từ RNA.

C. Protein từ RNA.                        D. RNA từ RNA.

Câu 2: Khi nói về van tim, phát biểu nào sau đây sai?

A. Ngăn cách giữa tâm nhĩ và tâm thất.

B. Giữ cho máu chảy theo một chiều.

C. Điều chỉnh sự tốc độ co bóp của tim.

D. Bao gồm van hai lá và van ba lá.

Câu 3: Hình 1 mô tả một tế bào sẽ trải qua quá trình nguyên phân:

Hình 1

Hình nào dưới đây minh họa nhân của các tế bào con được tạo ra từ một lần phân bào nguyên phân bình thường từ tế bào mẹ đã cho?

A.                                 B. 

C.                                 D. 

Câu 4: Một thí nghiệm được bố trí  như trong Hình 2.

Hình 2

Thí nghiệm trên chứng minh giả thuyết nào sau đây?

A. Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho quá trình sinh sản ở thực vật.

B. Thực vật không thể tổng hợp glucose nếu không có ánh sáng.

C. Quá trình tổng hợp protein diễn ra trong lá cây.

D. Thực vật cần phân bón để phát triển khỏe mạnh.

Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Hình 3 mô tả cây phát sinh chủng loại minh họa mối quan hệ tiến hóa giữa vi khuẩn, vi sinh vật cổ và sinh vật nhân thực.

Hình 3

Câu 5: Quan sát Hình 3 và cho biết nhận định nào sau đây đúng?

A. So với vi khuẩn thì vi sinh vật cổ có tổ tiên gần với sinh vật nhân thực hơn.

B. Sinh vật nhân thực tiến hóa trực tiếp từ các loài vi khuẩn và vi sinh vật cổ.

C. Nhóm sinh vật nhân thực xuất hiện trước vi khuẩn.

D. Vi sinh vật cổ và vi khuẩn không có tổ tiên chung.

Câu 6: Hai dấu chấm đen trên hình có thể đại diện cho sự kiện nào trong lịch sử tiến hóa?

A. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất.

B. Sự kiện tách biệt của vi sinh vật cổ và vi khuẩn.

C. Sự xuất hiện của bào quan trong tế bào nhân thực.

D. Sự tuyệt chủng hàng loạt các loài vi khuẩn cổ.

Câu 7: Điều kiện nào sau đây có thể dẫn đến cách li địa lí?

A. Dịch bệnh làm giảm số lượng cá thể trong quần thể.

B. Một con sông lớn ngăn cách hai nhóm cá thể của cùng một loài.

C. Một số cá thể thích nghi với tập tính sinh sản khác nhau.

D. Một loài côn trùng bị tác động bởi chất hóa học trong môi trường.

Câu 8: Trong quần thể, hình thức giao phối nào sau đây làm tăng nhanh nhất tỉ lệ kiểu gene đồng hợp tử?

A. Giao phối cận huyết.                        B. Giao phối có chọn lọc.

C. Lai khác dòng đơn.                                D. Giao phối ngẫu nhiên.

Câu 9: Cho phả hệ về sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 allele của 1 gene quy định. Cho biết người được đánh dấu hoa thị (*) không mang allele gây bệnh và không có đột biến nào khác xảy ra một cách tự phát.

Bệnh này di truyền do gene

A. trội nằm trên nhiễm sắc thể thường.                B. lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.

C. trội liên kết nhiễm sắc thể X.                        D. lặn liên kết nhiễm sắc thể X.

Dùng thông tin sau để trả lời câu 10 và câu 11: Hình 4 minh họa vai trò của protein TET trong quá trình oxygen hóa 5mC thành 5hmC và sự tương tác của yếu tố phiên mã với nucleosome để điều chỉnh biểu hiện gene. Hình 4A mô tả hoạt động của protein TET, khi TET xúc tác quá trình chuyển đổi 5-methylcytosine (5mC) thành 5-hydroxymethylcytosine (5hmC). Hình 4B minh họa vai trò của yếu tố phiên mã (TF) trong quá trình điều chỉnh hoạt động của TET. Khi TF₁ liên kết với nucleosome thì TET được gắn với vị trí tại đó, oxygen hóa 5mC thành 5hmCTF₂ được gắn tiếp theo , với TF₁ làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể, có thể liên quan đến quá trình kích hoạt enhancer (một yếu tố tăng cường phiên mã).

Hình 4

Câu 10: Yếu tố nào có thể làm tăng hoạt động của TET?

A. 2-HG.                B. Thiếu oxygen.                C. Vitamin C.                D. Succinate.

Câu 11: Trong quá trình hoạt động của TET, điều gì xảy ra với cấu trúc nhiễm sắc thể?

A. DNA bị đóng chặt hơn, ngăn cản sự tiếp cận của các yếu tố phiên mã.

B. DNA mở hơn, NST dãn xoắn tạo điều kiện cho yếu tố phiên mã gắn vào.

C. Histone bị loại bỏ hoàn toàn khỏi DNA tạo điều kiện cho yếu tố phiên mã gắn vào.

D. DNA bị phá hủy thành các đoạn nhỏ, ngăn cản sự tiếp cận của các yếu tố phiên mã.

Câu 12: Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân của cạnh tranh trong loài?

A. Nguồn thức ăn bị hạn chế.                        B. Thiếu bạn tình giao phối.

C. Môi trường sống bị thu hẹp.                D. Sự xuất hiện của kẻ săn mồi.

Câu 13: Penicillin được sản xuất trong một bể lên men bằng phương pháp nuôi cấy nấm PenicilliumHình 5 thể hiện biểu đồ về sự thay đổi khối lượng nấm Penicillium sống và nồng độ penicillin theo thời gian.

Hình 5

Thời điểm tốt nhất để thu hoạch penicillin?

A. Ngày thứ 2.                        B. Ngày thứ 3.                C. Ngày thứ 4.                D. Ngày thứ 5.

Câu 14: Hình 6 mô tả cấu trúc vòng lặp trong nhiễm sắc thể của ruồi giấm khi các nhiễm sắc thể tương đồng bắt cặp trong giảm phân. Đây là dấu hiệu của một dạng đột biến nhiễm sắc thể.

Hình 6

Sự thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể trong trường hợp này thuộc loại đột biến nào?

A. Mất đoạn.                B. Lặp đoạn.                        C. Đảo đoạn.                D. Chuyển đoạn.

Câu 15: Trong liệu pháp gene, các khiếm khuyết về gene có thể được chữa khỏi ở giai đoạn trẻ em hoặc giai đoạn

A. người lớn.                        B. thiếu niên.                C. già.                        D. phôi thai.

Câu 16: Hình 7 mô tả số lượng NST ở các tế bào soma của các cơ thể thuộc cùng một loài thực vật. Tế bào nào sau đây thuộc dạng đột biến lệch bội dạng thể một?

A. Tế bào 2.                             B. Tế bào 1.                 C. Tế bào 4.                 D. Tế bào 3.

Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Hình 8 mô tả chu trình vật chất trong một hệ sinh thái trên cạn, trong đó A, B, C, D là các loài đại diện cho các mắc xích của lưới thức ăn.

Hình 8

Câu 17: Mắt xích nào dưới đây đại diện cho động vật ăn thực vật?

A. Loài B.                B. Loài A.                C. Loài D.                        D. Loài C.

Câu 18: Nếu bạn muốn giảm lượng CO₂ phát thải trong gia đình, biện pháp nào sau đây là hợp lý nhất?

A. Trồng thêm cây xanh xung quanh nhà.

B. Sử dụng bếp than trong nấu ăn gia đình.

C. Đốt rác để giảm lượng rác thải nhựa.

D. Sử dụng xe máy thường xuyên hơn.

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Hình 9 mô tả con đường sinh tổng hợp sắc tố hoa của một loài thực vật.

Hình 9

Cho biết allele A tổng hợp Enzyme A biến đổi sắc tố trắng P₀ thành một sắc tố trắng khác P₁, allele B tổng hợp enzyme B biến đổi sắc tố trắng P₁ thành sắc tố hồng P₂, allele C tổng hợp enzyme C biến đổi sắc tố hồng P2 thành sắc tố đỏ P₃. Các allele a, b, c đều không thực hiện được các chức năng này. Gene D quy định một polypeptide ức chế hoạt động của enzyme C, trong đó allele D ức chế quá trình biến đổi P₂ thành P₃, allele d không có chức năng ức chế, do đó không ngăn cản quá trình này. Màu sắc hoa phụ thuộc vào sự kết hợp của bốn gene này và chúng phân li độc lập. Cho phép lai P: AAbbCCDD × aaBBccdd thu được F1 sau đó cho F1 tự thụ thu được F2.

a) Sự di truyền tính trạng màu sắc hoa là kết quả của sự tương tác giữa các gene không allele cùng quy định.

b) Kiểu hình thu được của F1 là 100% hoa đỏ.

c) Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ F2 là  81/256.  

d) Tỉ lệ kiểu hình hoa trắng F2 là  112/256.  

Câu 2: Hình 10 mô tả các giai đoạn phát triển và biến đổi của một khu rừng theo thời gian

Hình 10

a) Quá trình biến đổi trên được gọi là diễn thế nguyên sinh.

b) Giai đoạn cho thấy hệ sinh thái đã đạt trạng thái ổn định nhất là Hình 10F.

c) Nếu muốn hệ sinh thái phục hồi nhanh hơn sau cháy rừng, con người có thể thực hiện biện pháp phun thuốc diệt cỏ để tiêu diệt các loài mọc lại.

d) Các biện pháp đề xuất để hạn chế nguy cơ cháy rừng có thể là: tăng cường trồng rừng và bảo vệ cây non, hạn chế đốt rừng làm nương rẫy, tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng đến cộng đồng.

Câu 3: Hình 11 mô tả một thí nghiệm đo lượng nồng độ oxygen  của cá trong buồng hô hấp kín. Các bước thí nghiệm tiến hành như sau:

Hình 11

Bước 1: Chuẩn bị buồng hô hấp có dòng nước chảy liên tục, đảm bảo hệ thống đo nồng độ oxygen (có cảm biến oxygen hoặc máy đo oxygen hòa tan) hoạt động chính xác. Kiểm tra hệ thống bơm nước để duy trì dòng chảy ổn định.

Bước 2: Chọn cá có kích thước phù hợp với buồng thí nghiệm, cân và đo chiều dài cá để thu thập dữ liệu sinh lý cơ bản, giữ cá trong điều kiện thích nghi với môi trường nước của thí nghiệm.

Bước 3:

- Đặt cá vào buồng hô hấp, đảm bảo không có bọt khí bên trong.

- Bắt đầu dòng nước chảy với tốc độ phù hợp để cung cấp oxygen và loại bỏ chất thải.

- Đo nồng độ oxygen ở đầu vào và đầu ra của buồng trong khoảng thời gian cố định.

- Lặp lại các phép đo trong các điều kiện khác nhau (ví dụ: thay đổi nhiệt độ, nồng độ oxy).

Bước 4: Quan sát kết quả thí nghiệm

Lần thí nghiệm

Nhiệt độ nước (°C)

Nồng độ O₂ đầu vào (mg/L)

Nồng độ O₂ đầu ra (mg/L)

Lưu lượng nước (L/phút)

Trọng lượng cá (g)

O₂ tiêu thụ (mg O₂/phút)

O₂ tiêu thụ (mg O₂/g/phút)

1

20

8

6.5

2

50

3

0.06

2

22

8.2

6.2

2

52

4

0.077

3

24

8.1

5.8

2

51

4.6

0.09

4

26

8

5.5

2

50

5

0.1

5

28

7.9

5.2

2

49

5.4

0.11

Bước 5: Tính toán mức tiêu thụ oxygen của cá dựa trên sự chênh lệch oxygen giữa nước đầu vào và đầu ra, chuẩn hóa dữ liệu theo trọng lượng cá để so sánh giữa các cá thể sau đó đưa ra kết luận.

a) Bước 3 là bước chuẩn bị thí nghiệm.

b) Khi nhiệt độ tăng, mức tiêu thụ O₂ của cá giảm.

c) Giá trị O₂ tiêu thụ (mg O₂/g/phút) tăng dần, cho thấy cá có nhu cầu trao đổi chất cao hơn ở nhiệt độ cao hơn.

d) Sự chênh lệch O₂ giữa đầu ra giảm so với đầu vào do quá trình hô hấp ở cá đã tiêu thụ O₂.

Câu 4: Hai tính trạng màu sắc và hình dạng hạt ở cây đậu Hà Lan được quy định bởi hai gene phân li độc lập, mỗi gene có hai allele. Khi lai hai cây P thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, thu được F1 đồng loạt mang kiểu hình hạt vàng, tròn. Các cây F₁ thụ phấn với cây có kiểu hình xanh, nhăn. Kết quả F2 có tỉ lệ kiểu hình: 28 vàng, tròn: 26 xanh, tròn: 27 vàng, nhăn: 26 xanh, nhăn.

a) Cây F1 có kiểu hình trội về cả hai tính trạng và dị hợp 2 cặp gene.

b) Có thể xác định chính xác kiểu gene của 2 cây P.

c) F1 có tỉ lệ kiểu gene và tỉ lệ kiểu hình như nhau và tỉ lệ này không phân bố đều ở 2 giới.

d) Khi cho F1 tự thụ thì ở F2 có tỉ lệ kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất và lặn về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ thấp nhất.  

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.

Câu 1: Khi nói về quá trình phát triển sinh vật qua các đại địa chất, cho các nhận định sau đây:

1. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại Trung sinh xuất hiện thực vật có hoa.

2. Kỷ Jura được coi là thời kỳ hoàng kim của khủng long, khi chúng chiếm ưu thế trên Trái Đất.

3. Quá trình quang hợp bắt đầu xuất hiện vào khoảng thời gian đại Thái cổ.

4. Loài người hiện đại Homo sapiens xuất hiện vào kỷ Đệ tam thuộc đại Tân sinh.

Sắp xếp các nhận định đúng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn

Câu 2: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại như sau:

1. Diễn ra dựa trên các đặc tính biến dị, di truyền và sự phân hóa về khả năng sống sót, sinh sản của các cá thể có kiểu gene khác nhau trong quần thể.

2. Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể theo một hướng xác định.

3. Có thể loại bỏ hoàn toàn một allele nào đó ra khỏi quần thể cho dù là allele đó là có lợi.

4. Có thể loại bỏ hoàn toàn một allele trội có hại ra khỏi quần thể.

5. Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể tương đối nhanh.

Sắp xếp các thông tin nói về đặc điểm của chọn lọc tự nhiên theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

Câu 3: Khi nghiên cứu về các bệnh di truyền ở người, các nhà khoa học đã đưa ra một số nhận định sau:

1. Bệnh bạch tạng là do đột biến gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.

2. Bệnh máu khó đông do đột biến gene lặn liên kết với nhiễm sắc thể X.

3. Hội chứng Down là do đột biến số lượng nhiễm sắc thể, thừa một nhiễm sắc thể số 21.

4. Hội chứng mèo kêu do đột biến gene lặn nằm nhiên NST số 5 quy định.

5. Các bệnh di truyền ở người có thể do đột biến gene hoặc đột biến nhiễm sắc thể gây ra.

Sắp xếp các nhận định đúng về bệnh di truyền ở người theo thứ tự từ nhỏ đến lớn

Câu 4: Các bước thí nghiệm sau đây giúp Morgan khẳng định quy luật di truyền liên kết với giới tính và đặt nền móng cho di truyền học hiện đại.

1. Phân tích kết quả ở thế hệ F2 và kết luận quy luật di truyền chi phối tính trạng màu mắt ở ruồi giấm.

2. Chọn đối tượng thí nghiệm: Ruồi giấm (Drosophila melanogaster) vì chúng có vòng đời ngắn, dễ nuôi, sinh sản nhanh và có nhiều đặc điểm dễ quan sát.

3. Lai phân tích lần lượt các con ruồi đực và cái F1 và phân tích kết quả.

4. Lai ruồi giấm đực mắt trắng với ruồi giấm cái mắt đỏ và quan sát kết quả ở thế hệ F1 thấy tất cả ruồi giấm đời F1 đều có mắt đỏ.

Sắp xếp các bước tiến hành thí nghiệm của Morgan theo trình tự hợp lý để chứng minh quy luật di truyền liên kết với giới tính.

Câu 5: Vào năm 2023, tại một khu vực rừng núi Tây Bắc Việt Nam, các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cây Sa mộc (Cupressus torulosa) – một loài cây gỗ quý thích nghi với khí hậu mát lạnh. Qua nhiều năm quan sát, họ nhận thấy cây Sa mộc sinh trưởng tốt trong khoảng nhiệt độ từ 10°C - 25°CTuy nhiên, cây vẫn có thể tồn tại khi nhiệt độ xuống đến 0°C hoặc tăng lên 30°C, nhưng tốc độ sinh trưởng bị chậm lại. Khi nhiệt độ vượt quá 30°C, cây bắt đầu có dấu hiệu suy giảm sức sống như héo lá, giảm khả năng quang hợp. Trong những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, nhiệt độ mùa hè có thời điểm tăng lên tới 35°C dẫn đến nguy cơ suy giảm kích thước quần thể loài này.

Xác định phạm vi giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cây Sa mộc bằng cách sắp xếp các nhận định đúng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn:

(1) Khoảng thuận lợi của cây là 10°C - 25°C.

(2) Cây có một khoảng chống chịu là 25-30°C

(3) Giới hạn dưới và giới hạn trên của cây lần lượt là 0°C và 35°C.

(4) Giới hạn sinh thái của loài là từ 0°C đến 35°C.

Câu 6: Hình 12 thể hiện một phần của lưới thức ăn ở hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Có bao nhiêu chuỗi thức ăn khác nhau có thể hình thành từ lưới thức ăn này?

Hình 12

-------Hết--------

Bộ 50 ĐỀ THI THỬ TN THPT 2025 - MÔN SINH HỌC - THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA ĐỀ MINH HỌA - FILE WORD ĐẦY ĐỦ CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề MINH HỌA - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 1 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 2 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 3 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 4 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 5 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 6 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 7 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 8 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 9 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 10 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 11 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 12 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 13 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 14 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 15 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 16 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 17 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 18 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 19 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 20 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 21 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 22 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 23 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 24 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 25 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 26 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 27 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 28 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 29 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 30 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 31 - File word có lời giải

 

        HƯỚNG DẪN GIẢI

        

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Phiên mã ngược là quá trình tổng hợp

A. RNA từ DNA.                                B. cDNA từ RNA.

C. Protein từ RNA.                        D. RNA từ RNA.

Câu 2: Khi nói về van tim, phát biểu nào sau đây sai?

A. Ngăn cách giữa tâm nhĩ và tâm thất.

B. Giữ cho máu chảy theo một chiều.

C. Điều chỉnh sự tốc độ co bóp của tim.

D. Bao gồm van hai lá và van ba lá.

Câu 3: Hình 1 mô tả một tế bào sẽ trải qua quá trình nguyên phân:

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...