oanhsoshi 6/3/2025 9:22:45 PM

Câu 3. Hình 7a minh họa về quá trình trao đổi khí trong phổi của động vật có vú, áp suất riêng phần của khí O2 và CO2 trong máu động mạch phổi (chiều mũi tên đi vào phổi) và máu tĩnh mạch phổi (chiều mũi tên rời khỏi phổi) (đơn vị tính kPa). Hình 7b thể hiện mối quan hệ giữa áp suất không khí và độ cao so với mặt nước biển. Cho biết, áp suất riêng phần là đại lượng thể hiện mức độ "tự do" của các phân tử khí, tức là khả năng khuếch tán của khí từ nơi này sang nơi khác.

a) Áp suất riêng phần của khí O2 và CO2 trong máu tại động mạch phổi và tĩnh mạch phổi bằng nhau.

b) Có sự chênh lệch về nồng độ khí O2 trong không khí hít vào nhiều hơn thở ra là do một phần O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.

c) Những người sống ở vùng núi cao do không khí loãng, nồng độ O2 thấp nên có tần số hô hấp cao hơn người sống ở vùng đồng bằng để đáp ứng nhu cầu cơ thể.

d) Càng lên cao, áp lực không khí càng thấp, khả năng kết hợp của O2 với hemoglobin trong hồng cầu càng giảm.

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 40 - File word có lời giải