Câu 5. Tại các quần xã ngập nước triều trên bãi đá ở miền Tây Bắc nước Mỹ, có loài sao biển ( P. ocharaceus) tương đối hiếm, sao biển ăn thịt loài trai (M. californianous). Theo nghiên cú́u của Rober Paine, ở trường Đại học Washington, nếu loại bỏ sao biển P. ocharaceus khỏi vùng ngập triều thì trai độc quyền chiếm giữ trên mặt đá, đồng thời loại bỏ hầu hết các động vật không xương sống và tảo ở đó. Đồ thị dưới đây mô tả độ đa dạng loài của quần xã này trong điều kiện có hoặc không có loài sao biển P. ocharaceus.
Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Đường b là đồ thị mô tả biến động số lượng loài của quần xã khi có sao biển P. ocharaceus.
II. Khi có sao biển P. ocharaceus, số lượng loài ít thay đổi do sao biển kìm hãm sự phát triển của loài trai ở quần xã sinh vật này.
III. Loài sao biển P. ocharaceus có vai trò sinh thái quan trọng trong việc gìn giữ độ đa dạng của quần xã này.
IV. Nếu loài nấm xâm lấn giết chết hầu hết các cá thể trai M. californianous ở vùng này thì có thể loài P. ocharaceus sẽ bị giảm.
Câu 6. Cho các hoạt động của con người sau đây, có bao nhiêu hoạt động cụ thể nào sau đây góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt tài nguyên không tái sinh.
II. Sử dụng lại và tái chế các nguyên vật liệu, khai thác hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.
III. Tăng cường khai thác tối đa các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.
IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng, làm nương rẫy.
20. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học Sở GD Huế - có lời giải
Câu 3. Trong quy luật di truyền phân li độc lập, với các gene trội lặn hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi 3 cặp tính trạng tương phản thì số loại kiểu gene khác nhau ở F2 là bao nhiêu?
Câu 4. Trong quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gene đã xảy ra hoán vị gene giữa allele D và d với tần số 18%. Tính theo lý thuyết cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gene giữa D và d là
20. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học Sở GD Huế - có lời giải
Câu 1. Trong các chất: Khí O2, CO2 carbohydrate, H2O. Có bao nhiêu chất là nguyên liệu của quá trình quang hợp?
Câu 2. Nếu nuôi cấy một tế bào E. coli có một phân tử DNA ở vùng nhân chỉ chứa N15 phóng xạ chưa nhân đôi trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 8 tế bào con. Có bao nhiêu phân tử DNA ở vùng nhân của các E. coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên?
20. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học Sở GD Huế - có lời giải
Câu 3. Khi nói về hoán vị gene, mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai?
a. Hoán vị gene xảy ra do hiện tượng trao đổi chéo giữa 2 chromatid cùng nguồn của cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu 1.
b. Hoán vị gene tạo điều kiện cho sự tái tổ hợp của các gene không allele trên nhiễm sắc thể.
c. Hoán vị gene làm xuất hiện biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
d. Các gene càng xa nhau trên nhiễm sắc thể càng khó xảy ra hoán vị.
Câu 4. Một công trình nghiên cứu đã khảo sát sự biến động số lượng cá thể của 2 quần thể thuộc 2 loài động vật ăn cỏ (loài X và loài Y) trong cùng một khu vực sinh sống từ năm 1992 đến năm 2020. Hình sau đây mô tả sự thay đổi số lượng cá thể của 2 quần thể X, Y trước và sau khi loài động vật săn mồi M xuất hiện trong môi trường sống của chúng. Biết rằng ngoài sự xuất hiện của loài M, điều kiện môi trường sống trong toàn bộ thời gian nghiên cứu không có biến động lớn.
Mỗi nhận định sau đây đúng hay sai?
a. Có sự trùng lặp ổ sinh thái về dinh dưỡng giữa quần thể loài và quần thể loài Y.
b. Sự biến động kích thước quần thể loài X và quần thể loài Y cho thấy loài M chỉ ăn thịt loài X.
c. Trước khi loài M xuất hiện thì số lượng cá thể của quần thể loài X luôn luôn lớn hơn số lượng cá thể của quần thể loài Y.
d. Sự giảm kích thước của quần thể loài X là do sự săn mồi của loài M cũng như sự gia tăng kích thước của quần thể loài Y.
20. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học Sở GD Huế - có lời giải
Câu 1. Dưới đây là hình ảnh trạng thái các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng. Quan sát hình ảnh và cho biết các nhận xét dưới đây là đúng hay sai ?
a) Hình (b), (c) là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
b) Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành cặp tương đồng.
c) Đột biến hình (b) có thể do sự kết hợp giữa giao tử bình thường (n) và giao tử thừa 1 NST (n +1).
d) Đột biến hình (c) sẽ làm cho NST ngắn hơn bình thường.
Câu 2. Bệnh xơ nang là rối loạn di truyền lặn phổ biến nhất ở người da trắng ở Anh với tần suất sinh khoảng 1/2 500. Bệnh được đặc trưng bởi các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp và chức năng tuyến tuỵ không đầy đủ, do tích tụ chất nhầy dính. Hiện tại chưa có cách chữa trị nhưng các phương pháp điều trị được cải tiến hiện nay có thể tăng tuổi thọ lên khoảng 30 tuổi, nguyên nhân tử vong thường là do suy hô hấp. Nam giới mắc bệnh CF thường vô sinh. Bệnh xơ nang là do đột biến gene mã hoá chất điều hoà dẩn truyền màng xơ nang (CFTR). Protein này điều chỉnh sự vận chuyển clorua qua màng tế bào. Gene đột biến là gen lặn và dị hợp tử không biểu hiện triệu chứng. Tỉ lệ người mang gene đột biến song không biểu hiện chiếm khoảng 4% dân số và thường phát sinh do mất ba nucleotide liền kề.
Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về bệnh xơ nang?
a. Loại đột biến gây bệnh xơ nang làm protein tạo ra mất đi ba amino acid.
b. Nếu bố mẹ là người mang mầm bệnh thì tỉ lệ con sinh ra mắc bệnh là 25%.
c. Tỉ lệ người mắc bệnh xơ nang trong dân số chiếm khoảng 16%.
d. Để điều trị bệnh xơ nang có thể sử dụng các biện pháp như hút dịch nhầy, kiểm soát chế độ ăn uống.
20. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học Sở GD Huế - có lời giải
Câu 17. Ổ sinh thái dinh dưỡng của năm quần thể thuộc năm loài thú sống trong cùng một môi trường và thuộc cùng một bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình bên. Phân tích hình này, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quần thể A có kích thước nhỏ hơn kích thước quần thể D và kích thước lớn hơn quần thể E .
B. Quần thể D và E có ổ sinh thái trùng nhau nên giữa chúng có sự cạnh tranh gay gắt về thức ăn, nơi ở.
C. Vì quần thể A và E không trùng ổ sinh thái dinh dưỡng nên chúng không bao giờ xảy ra cạnh tranh.
D. So với quần thể C, quần thể B có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng lặp với nhiều quần thể hơn.
Câu 18. Trong trồng trọt để tận dụng nguồn sống và giảm cạnh tranh giữa các cây trồng, người nông dân thường trồng cây dựa trên kiểu phân bố nào sau đây?
A. Phân bố đồng đều. B. Phân bố ngẫu nhiên.
C. Phân bố theo nhóm. D. Phân bố liên tục
20. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học Sở GD Huế - có lời giải
Câu 15. DDT đã diệt được giống rận truyền bệnh sốt vàng ở Italia năm 1944, nhưng đến năm 1948 nó không còn khả năng dập tắt dịch do giống rận này truyền trên đất Tây Ban Nha. Đến năm 1945, ở Triều Tiên giống rận này không những không bị diệt khi phun DDT mà lại sinh sản nhanh. Đến năm 1957 thì DDT hoàn toàn biến mất hiệu lực đối với giống rận đó trên toàn cầu. Những dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm chứng tỏ tỉ lệ sống sót khi xử lí DDT lần đầu tiên đã biến thiên từ 0% đến 100% tuỳ từng dòng. Khả năng kháng DDT:
A. Chỉ xuất hiện tạm thời trong quần thể do tác động trực tiếp của DDT.
B. Liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.
C. Xảy ra sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.
D. Xuất hiện do đột biến xảy ra do DTT là tác nhân gây đột biến gene.
Câu 16. Khi nói về đặc trưng nhóm tuổi trong quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Để xây dựng tháp tuổi người ta dựa vào tuổi sinh lí.
B. Tháp tuổi có đáy bé đỉnh lớn thể hiện quần thể đang phát triển.
C. Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của quần thể.
D. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
20. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học Sở GD Huế - có lời giải
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí?
A. Trong những điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau.
B. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự phân hoá vốn gene của quần thể gốc.
C. Hình thành loài mới bằng con đường khác khu vực địa lí diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
D. Hình thành loài bằng con đường khác khu vực địa lí thường gặp ở động vật có khả năng phát tán mạnh.
Câu 14. Tỉ lệ % các amino acid sai khác nhau ở chuỗi - hemoglobin giữa một số loài so với người được thể hiện trong bảng sau:
Cá mập |
Cá chép |
Kì nhông |
Chó |
Ngườí |
|
Cá mập |
0 |
59,4 |
61,4 |
56,8 |
53,2 |
Cá chép |
0 |
53,2 |
47,9 |
48,6 |
|
Kì nhông |
0 |
46,1 |
44,0 |
||
Chó |
0 |
16,3 |
|||
Người |
0 |
Trình tự nào sau đây đúng về mối quan hệ họ hàng của các loài với người theo thứ tự xa dần?
A. Người, chó, kì nhông, cá chép, cá mập.
B. Người, chó, cá chép, kì nhông, cá mập.
C. Người, chó, cá mập, cá chép, kì nhông.
D. Người, chó, kì nhông, cá mập, cá chép.
20. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học Sở GD Huế - có lời giải
Câu 11. Quy trình nghiên cứu khoa học được Darwin sử dụng để hình thành học thuyết tiến hoá diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. Quan sát và thu thập dữ liệu Đề xuất dữ liệu giải thích các kết quả quan sát
Tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết đề xuất.
B. Đề xuất dữ liệu giải thích các kết quả quan sát Quan sát và thu thập dữ liệu
Tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết đề xuất.
C. Tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết đề xuất Quan sát và thu thập dữ liệu
Đề xuất dữ liệu giải thích các kết quả quan sát.
D. Đề xuất dữ liệu giải thích các kết quả quan sát Tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết đề xuất
Quan sát và thu thập dữ liệu.
Câu 12. Theo thuyết tiến hoá hiện đại, nhân tố tiến hoá nào sau đây chỉ làm thay đổi tần số kiểu gene mà không làm thay đổi tần số allele của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Phiêu bạt di truyền.
20. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học Sở GD Huế - có lời giải
Câu 9. Năm 1900, nhà bác học Carl Correns đã độc lập với hai nhà khoa học khác tiến hành thí nghiệm ở loài cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), gene quy định màu lá nằm trong tế bào chất. Lấy hạt phấn của cây bố lá trắng thụ phấn cho cây mẹ lá xanh. Theo lí thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình là
A. 3 cây lá đốm : 1 cây lá xanh. B. cây lá đốm.
C. 3 cây lá xanh : 1 cây lá đốm. D. cây lá xanh.
Câu 10. Ở một loài thực vật lưỡng bội, alleleA quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa vàng, các gene phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau:
- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình.
Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gene của cây P , cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:
A. AaBb, Aabb, AABB. B. AaBb, aaBb, AABb.
C. AaBb, aabb, AABB. D. AaBb, aabb, AaBB.
20. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học Sở GD Huế - có lời giải