trang203ly 3/18/2025 9:26:40 PM

Câu 5: Vườn quốc gia Pù Mát (tỉnh Nghệ An) là một trong những khu vực quan trọng nhất của Việt Nam trong việc bảo tồn quần thể voi châu Á (Elephas maximus). Theo các khảo sát từ năm 2018–2019, khu vực này có khoảng 13–14 cá thể voi hoang dã, chia thành 3 nhóm chính ở các huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương. Mặc dù có sự hiện diện của voi, quần thể này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao. Hiện nay, quần thể voi ở Anh Sơn được đánh giá là quan trọng nhất vì có cả voi đực, voi cái trưởng thành và voi con, giúp duy trì khả năng sinh sản cho quần thể. Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp bảo tồn kịp thời, số lượng voi có thể tiếp tục giảm, đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của khu vực. Nguyên nhân dẫn quần thể voi ở huyện Con Cuông và Tương Dương đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng có thể là do:

1. Số lượng cá thể ít và các nhóm voi bị cô lập, không thể giao phối tự nhiên.

2. Mất môi trường sống do phá rừng để làm nông nghiệp và trồng rừng thương mại.

3. Xung đột giữa voi và con người, khi voi phá hoại hoa màu của người dân.

4. Săn bắt trái phép, đe dọa đến sự tồn tại của các cá thể voi còn lại.

Sắp xếp các nguyên nhân đúng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

Câu 6: Hình 5 minh họa sự khuếch đại sinh học của PCB (Polychlorinated Biphenyls) trong một lưới thức ăn ở hệ sinh thái hồ nước ngọt. Những chất này khó bị phân hủy trong môi trường và có khả năng tích lũy sinh học và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người cũng như hệ sinh thái. Mũi tên cho thấy dòng năng lượng trong lưới thức ăn.

 

Hình 5

Chú thích: ppm (Parts per million) là đơn vị đo lường nồng độ rất nhỏ của một chất nào đó trong hỗn hợp, thường được dùng để đo mức độ ô nhiễm trong môi trường (1 ppm = 1/1.000.000).

Cho các nhận định sau:

1. Thực vật phù du hấp thụ PCB từ nước, động vật phù du ăn chúng, cá nhỏ sử dụng thực vật và động vật phù du làm thức ăn, cá hồi hồ ăn cá nhỏ, chim hải âu ăn cá.

2. Nồng độ PCB trong trứng chim hải âu cao hơn thực vật phù du hơn 4000 lần.

3. Các bậc dinh dưỡng khác nhau trong chuỗi thức ăn cho thấy sự tích lũy PCB từ mức thấp đến mức cao hơn.

4. Sự tích lũy PCB tỉ lệ nghịch với các bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn.

5. Con người chắc chắn bị ảnh hưởng bởi tác động của PCB khi ăn thực phẩm nhiễm chất này, đặc biệt là cá và hải sản từ vùng ô nhiễm.

Hãy viết liền các số tương ứng với các nhận định đúng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 23 - File word có lời giải