Câu 1: Để tìm hiểu về phản ứng của hệ tim mạch đối với việc luyện tập thể dục, một phụ nữ đáp ứng các tiêu chí nghiên cứu (tuổi từ 25 đến 40, không sử dụng thuốc, có cân nặng phù hợp với chiều cao và huyết áp bình thường) đã được lựa chọn để nghiên cứu. Trước khi người phụ nữ bắt đầu luyện tập, người ta tiến hành đo các thông số đối chứng, bao gồm huyết áp, nhịp tim, PO₂ động mạch, PO₂ tĩnh mạch và thể tích tâm thu. Sau đó, người phụ nữ này thực hiện bài tập đi bộ trên máy chạy bộ trong 30 phút với tốc độ 3 dặm/giờ. Trong suốt quá trình luyện tập, huyết áp và nhịp tim của cô được theo dõi liên tục, trong khi giá trị PO₂ động mạch và PO₂ tĩnh mạch được đo vào cuối giai đoạn tập luyện và thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2. Sự thay đổi các thông số tim mạch trước và sau khi tập thể dục
Thông số |
Đối chứng (trước luyện tập) |
Khi luyện tập thể dục |
Huyết áp tâm thu |
110 mm Hg |
145 mm Hg |
Huyết áp tâm trương |
70 mm Hg |
60 mm Hg |
Nhịp tim |
75 nhịp/phút |
130 nhịp/phút |
Thể tích tâm thu |
80 mL |
110 mL |
PO2 động mạch |
100 mm Hg |
100 mm Hg |
PO2 tĩnh mạch |
40 mm Hg |
25 mm Hg |
a) Khi tập luyện thể dục, huyết áp tâm thu của người này được tăng lên và huyết áp tâm trương giảm đi.
b) Khi cơ thể hoạt động, tim cần gia tăng nhịp để đẩy các chất cần thiết đến các tế bào, do đó nhịp tim tăng khi tập luyện thể dục.
c) PO2 ở tĩnh mạch giảm vì tế bào đã sử dụng ít oxygen hơn.
d) Khi cơ thể duy trì tập thể dục lâu dài sẽ làm cơ tim khỏe hơn, từ đó giảm lực co tim dẫn đến thể tích tâm thu tăng lên.
Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 24 - File word có lời giải