Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 24 - File word có lời giải
3/18/2025 8:18:36 PM
lehuynhson1 ...

 

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC

ĐỀ MINH HỌA

ĐỀ 24

(Đề thi có 06 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: ……………………………………………

Số báo danh: ……………………………………………….

        

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Hình 1 mô tả khái quát cấu trúc một phân tử sinh học trong tế bào, đó là phân tử nào?

 

A. Gene.                B. mRNA.        C. tRNA.                       D. rRNA.

Câu 2: Hình 2 mô tả giai đoạn nào của quá trình giảm phân?

 

A. Kì giữa I.                B. Kì cuối I.                C. Kì đầu II.                D. Kì sau II.

Câu 3. Rễ cây hấp thụ nước từ đất theo cơ chế

A. nhập bào.         B. chủ động.         C. thẩm tách.         D. thẩm thấu.

Câu 4. Các nhà khoa học đã sử dụng hai loài cây A và B (một loài thực vật C3 và một loài thực vật C4) để so sánh giữa hai loài về mối liên hệ giữa nhu cầu nước và lượng chất khô tích lũy trong cây. Sau cùng một thời gian sinh trưởng, các giá trị trung bình về lượng nước hấp thụ và lượng sinh khối khô tăng thêm được thống kê sau 3 lần lặp lại thí nghiệm và thể hiện trong Bảng 1. Biết rằng, các cây thí nghiệm được trồng trong điều kiện canh tác tối ưu, giống nhau về độ tuổi và khối lượng tươi (tương quan với sinh khối khô).

Bảng 1

                              Loài cây

             Chỉ tiêu

Loài A

Loài B

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lượng nước hấp thụ (l)

2,57

2,54

2,60

3,70

3,82

3,80

Lượng sinh khối khô tăng thêm (g)

10,09

10,52

11,30

7,54

7,63

7,51

Phát biểu nào sau đây đúng?

        A. Nên trồng loài A ở vùng khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

        B. Khí khổng của loài A đóng vào ban ngày, mở vào ban đêm để lấy CO2.

        C. Do thời gian mở khí khổng dài hơn nên loài A mất nước nhiều hơn loài B.

        D. Điểm bù COcủa loài A cao hơn so với điểm bù CO2 của loài B.

Dùng thông tin ở sau để trả lời câu 5 và câu 6:  Maturase K là một gene mã hóa enzyme maturase, có vai trò quan trọng trong quá trình cắt bỏ intron trong RNA (splicing) ở lục lạp. Để xác định quan hệ tiến hóa giữa các loài thực vật, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu mức độ giống nhau của gene mã hóa Maturase K  và thu được kết quả ở Bảng 2, (các giá trị so sánh cùng loài thể hiện bằng dấu “-” và các giá trị so sánh lặp lại là các khoảng trống trong bảng).

                                                                                 Bảng 2

 

Đu đủ

(Carica papaya)

Gừng

(Zingiber officinale)

Lúa

(Oryza sativa)

Thông

(Pinus elliottii)

Đu đủ (C. papaya)

-

72,7%

69,8%

59,5%

Gừng (Z. officinale)

-

-

76,3%

59,4%

Lúa (O. sativa)

   

-

57,4%

Thông (P. elliottii)

     

-

Câu 5. Mức độ giống nhau của gene mã hóa Maturase K ở một số loài thực vật thuộc loại bằng chứng tiến hóa nào?

A. Bằng chứng giải phẫu so sánh.      B. Bằng chứng hóa thạch.

C. Bằng chứng sinh học tế bào.          D. Bằng chứng sinh học phân tử.

Câu 6. Thứ tự các loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi với loài Lúa (Oryza sativa) theo mức độ giảm dần là

A. đu đủ  gừng  thông.                  B. gừng đu đủ thông.

C. thông đu đủ  gừng.                   D. gừng thông  đu đủ.

A. Đột biến.                                  B. Giao phối không ngẫu nhiên.  

C. Phiêu bạt di truyền.                  D. Chọn lọc tự nhiên. 

Câu 8. Hình 4 mô tả sự thay đổi của quần thể bướm đêm sau nhiều thế hệ khi khu công nghiệp hình thành và phát triển. Bướm đêm là nguồn thức ăn của nhiều loài chim, động vật có vú và côn trùng khác. Một quần thể bướm đêm trong khu rừng với nhiều cây bạch dương có thân gỗ màu trắng. Các con bướm chủ yếu có màu trắng ngà, một số ít có cánh màu sẫm. Khi khói bụi từ khu công nghiệp ở vùng lân cận làm thân cây bạch dương phủ màu bụi sẫm, các con bướm có màu trắng ngà dễ bị phát hiện và bị ăn thịt. Qua thời gian dài, quần thể bướm đêm ở khu vực này có sự thay đổi về các tần số kiểu hình màu sắc thân.

                                                                                                 

Nhận định sau đây là đúng?

A. Khói bụi là nguyên nhân làm tăng tần số đột biến gene nên qua nhiều thế hệ, bướm có màu nâu sẫm phổ biến trong quần thể.

B. Màu sắc phù hợp với môi trường giúp bướm đêm tăng tỷ lệ sống sót trong quần thể.

C. Trong điều kiện ô nhiễm bụi công nghiệp, bướm trắng có giá trị thích nghi cao hơn bướm sẫm.

D. Khi ô nhiễm bụi, tần số allele quy định bướm trắng cao nhất.

Câu 9. Sơ đồ phả hệ Hình 5 mô tả một bệnh di truyền ở người do một trong hai allele của một gene quy định. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ.

                                               

Gene quy định tính trạng bệnh là

        A. gene trội trên NST thường.        B. gene lặn trên NST X

        C. gene lặn trên NST thường.        D. gene trội trên NST Y.

Câu 10: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gene ở một quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp, người ta thu được kết quả sau:

Thành phần kiểu gen

Thế hệ F1

Thế hệ F2

Thế hệ F3

Thế hệ F4

AA

0,5

0,6

0,65

0,675

Aa

0,4

0,2

0,1

0,05

aa

0,1

0,2

0,25

0,275

Nhân tố gây nên sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể trên qua các thế hệ là

A. đột biến.        B. giao phối ngẫu nhiên.

C. các yếu tố ngẫu nhiên.        D. giao phối không ngẫu nhiên.

Dùng thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12:  Rừng mưa nhiệt đới thường phân thành nhiều tầng, thực vật phân tầng theo nhu cầu ánh sáng của mỗi nhóm loài. Sự phân tầng của thực vật dẫn tới sự phân tầng của các loài động vật như chim, côn trùng sống trên tán lá, linh trưởng, sóc leo trèo trên cành cây, một số loài bò sát, giun tròn,... sống trên mặt đất hay trong các tầng đất khác nhau.

Câu 11. Sự phân tầng của các loài thực vật và động vật ở rừng mưa nhiệt đới

A. là kiểu phân bố các loài trong không gian theo chiều ngang.

B. do sự phân bố đồng đều của các nhân tố sinh thái.

C. để giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài sinh vật.

D. giúp mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài trong quần xã.

Câu 12. Nếu khu rừng mưa nhiệt đới bị chặt phá khiến tầng tán bị mất đi, dẫn đến ánh sáng chiếu trực tiếp xuống tầng dưới nhiều hơn. Điều này có thể gây ra hậu quả nào sau đây?

A. Tất cả các loài thực vật tầng dưới sẽ phát triển mạnh hơn vì có thêm ánh sáng và nước.

B. Động vật sống ở tầng tán có thể mất nơi ở, làm thay đổi cấu trúc quần xã.
C. Hệ sinh thái nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu mà không có sự xáo trộn.
D. Động vật sống dưới mặt đất sẽ di chuyển lên tầng trên để tận dụng nguồn sống mới.

Câu 13. Cho enzyme cắt giới hạn  có các trình tự nhận biết đặc trưng tương ứng; đoạn phân tử DNA chứa gene cần chuyển và vector đều có trình tự nhận biết cho enzyme cắt giới hạn.

 

Đoạn phân tử DNA chứa gene chuyển:
Mạch 1:  5’ T A G G C A T T G G A T A G G C A T A C G 3’
Mạch 2:  3’ A T C C G T A A C C T A T C C G T A  T G C 5’

Đoạn vector:
Mạch 1: 5’ G T A G G C A T G 3’
Mạch 2: 3’ C A T C C G T A C 5’

Sau khi sử dụng enzyme cắt giới hạn để cắt đoạn gene chuyển và cắt vector, người ta sử dụng enzyme nối để tạo đoạn DNA tái tổ hợp.  Mạch 1 của đoạn DNA tái tổ hợp là đoạn nào sau đây?
A. 5’ GTAGGCATTGGATAGGCATG 3’.           B. 5’ GTAGGCATTGGATAGCATG 3’.
C. 5’ CTAGCATTGGATAGGCCATG 3’.            D. 3’ TATGCATTGGATAGGCATC 5’.

Câu 14. Ở virus, sản phẩm của phiên mã ngược là phân tử

A. rRNA.                     B. cDNA.                              C. tRNA.                      D. mRNA.

Câu 15. Ở người, đột biến gene trong ty thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh. Để chữa bệnh di truyền này, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp sinh trẻ “ba cha mẹ” được mô tả bằng sơ đồ Hình 6 sau:

 

Biết trong quá trình thực hiện không xảy ra đột biến. Em bé được sinh ra bằng phương pháp “ba cha mẹ” có đặc điểm di truyền như thế nào?

A. Chỉ mang DNA của bố và mẹ, không có bất kỳ yếu tố di truyền nào từ người hiến tặng.
B. Mang DNA nhân từ bố và mẹ, nhưng DNA ty thể có nguồn gốc từ người hiến tặng.
C. Có số lượng nhiễm sắc thể nhiều hơn bình thường do nhận DNA từ ba người.
D. Có DNA nhân từ cả ba người, kết hợp đặc điểm di truyền của bố, mẹ và người hiến tặng.

Câu 16. Tiến hành lai giữa hai loài cỏ dại có kiểu gene lần lượt là AaBb và DdEE, sau đó đa bội hóa sẽ thu được các thể dị đa bội (đa bội khác nguồn). Kiểu gene không được tạo ra từ quy trình này là

A. AAbbddEE.                 B. AaBbDdEE.

C. AABBDDEE.                 D. aabbddEE.

Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Ở giai đoạn trưởng thành, tôm he (Penaeus merguiensis) thích nghi với nồng độ muối cao từ 3,2 → 3,3% nên giai đoạn này chúng sống ở biển khơi. Sang giai đoạn sau ấu trùng, chúng thích nghi với nồng độ muối thấp hơn, chỉ 1,0 →  2,5% nên chúng di chuyển vào bờ và sống trong rừng ngập mặn. Khi đạt kích thước trưởng thành chúng lại di cư ra biển.

Câu 17. Thông tin về ảnh hưởng của nồng độ muối ở các giai đoạn phát triển khác nhau của tôm he là ví dụ về quy luật

A. giới hạn sinh thái của nhân tố nồng độ muối của nước biển.

B. tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái.

C. tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái.

D. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.

Câu 18. Nếu rừng ngập mặn ven biển bị suy giảm mạnh do hoạt động khai thác và chuyển đổi mục đích sử dụng thì quần thể tôm he trong khu vực có thể bị ảnh hưởng như thế nào?

A. Tôm he trưởng thành bị mất môi trường sinh sản nên số lượng cá thể bị suy giảm qua các thế hệ.
B. Giai đoạn sau ấu trùng của tôm he bị giảm tỷ lệ sống sót nên số lượng cá thể bị suy giảm qua các thế hệ.

C. Tôm he thích nghi với điều kiện mới bằng cách sinh trưởng ngay tại biển mà không cần rừng ngập mặn.
D. Quần thể tôm he không bị ảnh hưởng đáng kể vì chúng có thể thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng/sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn Đúng hoặc Sai.

Câu 1: Để tìm hiểu về phản ứng của hệ tim mạch đối với việc luyện tập thể dục, một phụ nữ đáp ứng các tiêu chí nghiên cứu (tuổi từ 25 đến 40, không sử dụng thuốc, có cân nặng phù hợp với chiều cao và huyết áp bình thường) đã được lựa chọn để nghiên cứu. Trước khi người phụ nữ bắt đầu luyện tập, người ta tiến hành đo các thông số đối chứng, bao gồm huyết áp, nhịp tim, PO₂ động mạch, PO₂ tĩnh mạch và thể tích tâm thu. Sau đó, người phụ nữ này thực hiện bài tập đi bộ trên máy chạy bộ trong 30 phút với tốc độ 3 dặm/giờ. Trong suốt quá trình luyện tập, huyết áp và nhịp tim của cô được theo dõi liên tục, trong khi giá trị PO₂ động mạch và PO₂ tĩnh mạch được đo vào cuối giai đoạn tập luyện và thể hiện trong Bảng 2.

Bảng 2. Sự thay đổi các thông số tim mạch trước và sau khi tập thể dục

Thông số

Đối chứng (trước luyện tập)

Khi luyện tập thể dục

Huyết áp tâm thu

110 mm Hg

145 mm Hg

Huyết áp tâm trương

70 mm Hg

60 mm Hg

Nhịp tim

75 nhịp/phút

130 nhịp/phút

Thể tích tâm thu

80 mL

110 mL

PO2 động mạch

100 mm Hg

100 mm Hg

PO2 tĩnh mạch

40 mm Hg

25 mm Hg

a)         Khi tập luyện thể dục, huyết áp tâm thu của người này được tăng lên và huyết áp tâm trương giảm đi.

b)         Khi cơ thể hoạt động, tim cần gia tăng nhịp để đẩy các chất cần thiết đến các tế bào, do đó nhịp tim tăng khi tập luyện thể dục.

c)         PO2  ở tĩnh mạch giảm vì tế bào đã sử dụng ít oxygen hơn.

d) Khi cơ thể duy trì tập thể dục lâu dài sẽ làm cơ tim khỏe hơn, từ đó giảm lực co tim dẫn đến thể tích tâm thu tăng lên.

Câu 2: Taber và Dasmann (1957) nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên số lượng sống sót ở hai quần thể tương đối ổn định (quần thể I và II) của một loài hươu đen (Odocolleus hemlonus colombianus) sống ở hai địa điểm độc lập với các đặc điểm được thể hiện ở Bảng 3. Kết quả nghiên cứu số lượng cá thể còn sống theo tuổi ở hai quần thể được thể hiện ở Hình 7.

 

a) Tỉ lệ sống sót của quần thể I thấp hơn của quần thể II.

b) Tuổi 1-2 quần thể I có tỉ lệ tử vong cao có thể do quần thể này có mức cạnh tranh cùng loài cao hơn quần thể II.

c) Quần thể I có mật độ cao hơn quần thể II, điều này có thể giúp làm giảm nguy cơ bị săn bắt từ kẻ thù tự nhiên.

d) Nếu môi trường sống của quần thể II có sự gia tăng mật độ và thảm cây bụi phát triển mạnh hơn, đường cong sống sót của quần thể này có thể tiến gần hơn tới quần thể I.

Câu 3: Bảng 4 thể hiện số lượng các allele và sự xuất hiện hay không của protein Z trong một tế bào sinh dưỡng bình thường của 6 người trong một gia đình (dấu “?”biểu thị chưa biết số lượng); bố mẹ thuộc thế hệ I; con cái thuộc thế hệ II, trong đó có 2 người con ruột, 1 người con dâu và 1 người con rể.

Xét 2 gene, mỗi gene gồm 2 allele (A, a và B, b) liên kết hoàn toàn trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Khi kiểu gene có mặt đồng thời cả hai allele trội A và B thì tế bào sẽ tổng hợp được protein Z.

Bảng 4

 

I1

I2

II1

II2

II3

II4

Số lượng allele A

1

?

1

0

?

1

Số lượng allele a

1

0

0

2

0

0

Số lượng allele B

?

1

?

0

2

?

Số lượng allele b

1

0

0

2

0

1

Protein Z

Không

Không

 

Theo lý thuyết, mỗi nhận định dưới đây Đúng hay Sai?

a) Kiểu gene của người II1 có thể là XAb XaB.        

b) Xác suất để một đứa cháu nội của cặp vợ chồng ở thế hệ I có khả năng tổng hợp protein Z trong tế bào là 50%.

c) Người II2 là con dâu, người II3 là con gái ruột và người II4 có thể là con rể.

d) Nếu việc thiếu hụt protein Z là một đặc điểm không tốt, thì những người thiếu protein Z trong tế bào không nên lấy nhau, vì con của họ sinh ra chắc chắn không có protein Z.

Câu 4: Tại viện công nghệ California, Matthew Meselson và Franklin Stahl đã nuôi cấy tế bào E.coli qua một số thế hệ trong môi trường chứa các nucleotide tiền chất được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ  15N. Các nhà khoa học sau đó chuyển vi khuẩn sang môi trường chỉ chứa đồng vị 14N. Sau 20 phút và 40 phút, các mẫu vi khuẩn nuôi cấy được hút ra. Meselson và Stahl có thể phân biệt được các phân tử DNA có tỷ trọng khác nhau bằng phương pháp ly tâm sản phẩm DNA được chiết rút từ vi khuẩn. Biết rằng mỗi vi khuẩn E.coli nhân đôi sau mỗi 20 phút trong môi trường nuôi cấy. (Hình 8)

 

a) Thí nghiệm này được thiết kế để chứng minh nguyên tắc bổ sung của quá trình nhân đôi DNA.

b) Tại thời điểm 40 phút, số phân tử DNA ở băng C bằng số phân tử DNA ở băng B.

c) Sau 20 phút nuôi cấy, vi khuẩn trong bình nuôi cấy chỉ có DNA gồm các mạch chứa 14N.

d) Nếu tiếp tục nuôi vi khuẩn E.coli trong môi trường chứa 14N và lấy mẫu ở thời điểm 80 phút thì số lượng phân tử DNA ở băng B không thay đổi so với thời điểm 40 phút.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1: Một đoạn mạch khuôn ở một gene của một vi khuẩn có trình tự nucleotide (đọc theo thứ tự từng bộ ba mã hoá) như sau:

5’…GGA – TTC – CGC – CAA – TGT – TAA – GGG – CAT…3’

Có bao nhiêu trường hợp thay thế một cặp nucleotide xảy ra ở đoạn gene trên làm xuất hiện bộ ba kết thúc?

Câu 2: Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne là do đột biến gen Dystrophin, một gen lặn nằm trên cánh ngắn của nhiễm sắc thể X (Xq21) trong vùng không tương đồng. Đột biến này gây thiếu hụt protein Dystrophin trên màng tế bào cơ vân, dẫn đến tình trạng thoái hóa và teo cơ. Bố và mẹ đều không bị bệnh này nhưng mẹ mang gene bệnh, xác suất họ sinh một người con có kiểu gene giống mẹ là bao nhiêu phần trăm?

Câu 3: Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3.106 kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 40% năng lượng tích luỹ trong tảo. Số năng lượng tích tụ trong giáp xác là bao nhiêu?

Câu 4. Ở một loài thực vật, allele B1 quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với allele B2 quy định quả vàng. Tần số allele B1 và B2 được biểu diễn qua biểu đồ Hình 9, biết các quần thể được biểu diễn trong biểu đồ đã cân bằng di truyền. Hãy sắp xếp các quần thể này theo thứ tự tăng dần tần số kiểu gene thể dị hợp?

 

Câu 5. Hình bên mô tả cây phát sinh chủng loại, loài số bao nhiêu có khả năng xuất hiện sớm nhất?

 

Câu 6. Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau:

Quần thể

A

B

C

D

Diện tích khu phân bố (ha)

100

120

80

90

Mật độ (cá thể/ha)

22

25

26

22

Nếu kích thước của 4 quần thể đều tăng 5%/năm thì sau một năm quần thể có kích thước bé nhất có số lượng cá thể là bao nhiêu?

        

Bộ 50 ĐỀ THI THỬ TN THPT 2025 - MÔN SINH HỌC - THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA ĐỀ MINH HỌA - FILE WORD ĐẦY ĐỦ CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề MINH HỌA - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 1 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 2 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 3 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 4 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 5 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 6 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 7 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 8 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 9 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 10 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 11 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 12 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 13 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 14 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 15 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 16 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 17 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 18 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 19 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 20 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 21 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 22 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 23 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 24 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 25 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 26 - File word có lời giải

 

HƯỚNG DẪN GIẢI

        

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Hình 1 mô tả khái quát cấu trúc một phân tử sinh học trong tế bào, đó là phân tử nào?

 

A. Gene.                B. mRNA.        C. tRNA.                       D. rRNA.

Hướng dẫn giải

Cấu trúc gồm 1 mạch xoắn, có chứa anticodon và vị trí liên kết với amino acid là tRNA

Câu 2: Hình 2 mô tả giai đoạn nào của quá trình giảm phân?

 

A. Kì giữa I.                B. Kì cuối I.                C. Kì đầu II.                D. Kì sau II.

Hướng dẫn giải

Các cặp NST kép tương đồng đang xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào-> tế bào đang ở kì giữa I.

Câu 3. Rễ cây hấp thụ nước từ đất theo cơ chế

A. nhập bào.         B. chủ động.         C. thẩm tách.         D. thẩm thấu.

Câu 4. Các nhà khoa học đã sử dụng hai loài cây A và B (một loài thực vật C3 và một loài thực vật C4) để so sánh giữa hai loài về mối liên hệ giữa nhu cầu nước và lượng chất khô tích lũy trong cây. Sau cùng một thời gian sinh trưởng, các giá trị trung bình về lượng nước hấp thụ và lượng sinh khối khô tăng thêm được thống kê sau 3 lần lặp lại thí nghiệm và thể hiện trong Bảng 1. Biết rằng, các cây thí nghiệm được trồng trong điều kiện canh tác tối ưu, giống nhau về độ tuổi và khối lượng tươi (tương quan với sinh khối khô).

Bảng 1

                              Loài cây

             Chỉ tiêu

Loài A

Loài B

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lượng nước hấp thụ (l)

2,57

2,54

2,60

3,70

3,82

3,80

Lượng sinh khối khô tăng thêm (g)

10,09

10,52

11,30

7,54

7,63

7,51

Phát biểu nào sau đây đúng?

        A. Nên trồng loài A ở vùng khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

        B. Khí khổng của loài A đóng vào ban ngày, mở vào ban đêm để lấy CO2.

        C. Do thời gian mở khí khổng dài hơn nên loài A mất nước nhiều hơn loài B.

        D. Điểm bù COcủa loài A cao hơn so với điểm bù CO2 của loài B.

Hướng dẫn giải

-        Số liệu ở bảng cho thấy, tỷ lệ lượng nước hấp thụ/sinh khối khô tích lũy ở cây loài A xấp xỉ 250/1, còn ở cây loài B xấp xỉ 500/1. Điều này cho thấy, loài A có nhu cầu nước thấp hơn là thực vật C₄; loài B có nhu cầu nước cao hơn là thực vật C₃.

-        Để các cây loài B có thể tiến hành quang hợp, tích lũy chất hữu cơ thì nồng độ CO₂ trong lá của các cây trong nhóm này phải cao hơn điểm bù CO₂. Do điểm bù CO₂ của cây loài B (thực vật C₃) cao hơn so với điểm bù CO₂ của cây loài A (thực vật C₄) nên khí khổng ở cây loài B phải mở nhiều hơn (kể cả số lượng và thời gian) để lấy CO₂. Khí khổng mở càng nhiều để lấy CO₂ kéo theo hơi nước từ trong lá thoát ra càng nhiều khiến cho cây loài B cần hấp thụ nhiều nước hơn (500g) so với loài A (250g) để tổng hợp 1g được chất khô; đồng thời loài B cũng mất nước nhiều hơn loài A.

Do đó: Đáp án A đúng,

B sai vì A là thực vật C4 nên khí khổng mở vào ban ngày, đóng vào ban đêm.

C sai vì loài B mất nước nhiều hơn loài A

D sai vì thực vật C3 có điểm bù COcao hơn thực vật C4 nên loài B có điểm bù CO2 cao hơn loài A

Dùng thông tin ở sau để trả lời câu 5 và câu 6:  Maturase K là một gene mã hóa enzyme maturase, có vai trò quan trọng trong quá trình cắt bỏ intron trong RNA (splicing) ở lục lạp. Để xác định quan hệ tiến hóa giữa các loài thực vật, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu mức độ giống nhau của gene mã hóa Maturase K  và thu được kết quả ở Bảng 2, (các giá trị so sánh cùng loài thể hiện bằng dấu “-” và các giá trị so sánh lặp lại là các khoảng trống trong bảng).

                                                                                 Bảng 2

 

Đu đủ

(Carica papaya)

Gừng

(Zingiber officinale)

Lúa

(Oryza sativa)

Thông

(Pinus elliottii)

Đu đủ (C. papaya)

-

72,7%

69,8%

59,5%

Gừng (Z. officinale)

-

-

76,3%

59,4%

Lúa (O. sativa)

   

-

57,4%

Thông (P. elliottii)

     

-

Câu 5. Mức độ giống nhau của gene mã hóa Maturase K ở một số loài thực vật thuộc loại bằng chứng tiến hóa nào?

A. Bằng chứng giải phẫu so sánh.      B. Bằng chứng hóa thạch.

C. Bằng chứng sinh học tế bào.          D. Bằng chứng sinh học phân tử.

Câu 6. Thứ tự các loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi với loài Lúa (Oryza sativa) theo mức độ giảm dần là

A. đu đủ  gừng  thông.                  B. gừng đu đủ thông. 

C. thông đu đủ  gừng.                   D. gừng thông  đu đủ.

Hướng dẫn giải

Thứ tự các loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi với loài Lúa phụ thuộc vào mức độ giống nhau của trình tự nucleotide trên gene. Trong đó:

Lúa và gừng: 76,3%

Lúa và đu đủ: 69,8%

Lúa và thông: 57,4%

Câu 7. Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, Hình 3 mô tả tác động của một nhân tố tiến hóa nào?

 

A. Đột biến.                                  B. Giao phối không ngẫu nhiên.  

C. Phiêu bạt di truyền.                  D. Chọn lọc tự nhiên. 

 Hướng dẫn giải

Yếu tố tác động thể hiện ở hình 4 là lũ quét thuộc yếu tố ngẫu nhiên (thiên tai) làm thay đổi tần số allene của quần thể => đáp án C. Phiêu bạt di truyền

Câu 8. Hình 4 mô tả sự thay đổi của quần thể bướm đêm sau nhiều thế hệ khi khu công nghiệp hình thành và phát triển. Bướm đêm là nguồn thức ăn của nhiều loài chim, động vật có vú và côn trùng khác. Một quần thể bướm đêm trong khu rừng với nhiều cây bạch dương có thân gỗ màu trắng. Các con bướm chủ yếu có màu trắng ngà, một số ít có cánh màu sẫm. Khi khói bụi từ khu công nghiệp ở vùng lân cận làm thân cây bạch dương phủ màu bụi sẫm, các con bướm có màu trắng ngà dễ bị phát hiện và bị ăn thịt. Qua thời gian dài, quần thể bướm đêm ở khu vực này có sự thay đổi về các tần số kiểu hình màu sắc thân.

                                                                                                 

Nhận định sau đây là đúng?

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...