Câu 1: Quần đảo Galápagos là nơi sinh sống của nhiều loài chim sẻ, được biết đến như một ví dụ kinh điển minh họa cho quá trình tiến hóa và hình thành quần thể thích nghi. Các loài chim sẻ trên quần đảo này đã phát triển các kiểu mỏ khác nhau để thích nghi với nguồn thức ăn đa dạng, như ăn hạt lớn, hạt nhỏ, hoặc côn trùng (Hình 5). Quá trình này diễn ra qua nhiều thế hệ, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, dẫn đến sự hình thành các quần thể có kiểu gen và hình thái thích nghi với môi trường sống riêng biệt.
Hình 5
Cho các sự kiện sau đây:
1. Thông qua quá trình sinh sản, các biến dị di truyền được phát tán trong quần thể.
2. Trong quần thể chim sẻ ban đầu, các đột biến phát sinh ngẫu nhiên ở các cá thể dẫn đến sự xuất hiện các kiểu mỏ khác nhau.
3. Sau nhiều thế hệ, hình thành các quần thể chim sẻ với các kiểu mỏ thích nghi hoàn toàn với nguồn thức ăn đặc thù ở từng khu vực.
4. Ở những khu vực có nguồn thức ăn khác nhau, các cá thể không phù hợp với loại thức ăn trong môi trường sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải, các cá thể có kiểu mỏ phù hợp với nguồn thức ăn được chọn lọc tự nhiên duy trì và nhân rộng.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành quần thể thích nghi của chim sẻ ở quần đảo Galapagos với các kiểu mỏ khác nhau.
Câu 2: Ở loài ong mật (Apis mellifera), ong cái có bộ nhiễm sắc thể 2n, ong đực có bộ nhiễm sắc thể 1n. Xét các trường hợp không có đột biến mới. Phép lai giữa một ong chúa (ong cái) và một ong đực (thế hệ P) thu được thế hệ con F1. Chọn ngẫu nhiên một con đực F1 thì tỉ lệ khác nhau về nguồn gốc bộ NST so với con ong đực thế hệ P là bao nhiêu phần trăm?
Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 15 - File word có lời giải