tramnguyenbaobao 3/12/2025 7:48:20 PM

Câu 11. Hầu hết gen ở sinh vật nhân thực có cấu trúc phân mảnh, xen giữa các trình tự mã hóa (exon) là các trình tự không mã hóa (intron). Hình bên biểu thị quá trình biểu hiện của một gen mã hóa protein điển hình.

 

Phát biểu nào sau đây là đúng về quá trình trên?

A. Tỉ lệ giữa thành phần purine và pyrimidine ở (1) và (2) có tính đặc trưng cho từng cá thể.

B. Tất cả các giai đoạn giữa (1) và (4) diễn ra trong nhân tế bào.

C. Phân tử mRNA được tạo ra ở giai đoạn (4) có chiều dài bằng với chiều dài của gene mã hóa nó.

D. Số lượng amino acid ở (5) tỉ lệ tuyến tính với số lượng nucleotide ở (3).

Câu 12. Ở gà, protein globin được tổng hợp ở phôi giai đoạn 14 ngày nhưng không được tổng hợp ở tế bào bạch cầu. Người ta tiến hành các thí nghiệm (TN1, TN2, TN3, TN4) theo 4 bước như ở bảng 12.

Bảng 12. Các bước thí nghiệm

Mẫu thí nghiệm

Tế bào phôi 14 ngày

Tế bào bạch cầu

Các thí nghiệm

TN1

TN2

TN3

TN4

Bước 1: Tách nhân, loại bỏ màng nhân

+

+

+

+

Bước 2: Xử lý với DNAase

+

-

+

-

Bước 3: Tinh sạch DNA

+

+

+

+

Bước 4: Cắt bằng enzyme giới hạn BamHI

+

+

+

+

Chú thích: (+) Có thực hiện bước thí nghiệm, ( – ) không thực hiện bước thí nghiệm

Kết quả cho thấy, TN1 không có các đoạn DNA có kích thước 4,6 kb (1kb = 1000 cặp nucleotide), còn các thí nghiệm TN2, TN3, TN4 đều có đoạn DNA có kích thước 4,6 kb. Biết rằng đoạn DNA chứa gene mã hóa globin được cắt bằng enzyme giới hạn BamHI có kích thước 4,6 kb, enzyme DNAase chỉ phân hủy được DNA tại vị trí không liên kết với protein.

Giải thích nào sau đây là đúng cho kết quả thí nghiệm trên?

A. Từ kết quả thí nghiệm có thể kết luận đoạn DNA 4,6 kb đã bị phân hủy ở bạch cầu, còn ở phôi thì không bị phân hủy.

B. Sau khi DNA đã loại bỏ protein được xử lí bằng BamHI, TN2, TN3, TN4 đều có đoạn DNA 4,6 kb chứng tỏ BamHI cắt ở hai đầu của gene mã hóa globin.

C. Gene mã hóa globin không biểu hiện ở tế bào phôi (TN1), do DNA ở dạng tháo xoắn vùng không liên kết với protein bị phân hủy bởi DNAase.

D. TN3 có kết quả giống TN 4 do gene ở tế bào bạch cầu đang ở dạng tháo xoắn nên không bị phân hủy bởi DNAase.

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 9 - File word có lời giải