okcat.80904.hts 3/12/2025 9:18:52 PM

Câu 3: Thí nghiệm sau đây được thực hiện để nghiên cứu quá trình hô hấp của hạt nảy mầm và tác động của quá trình này đến lượng O₂ trong môi trường kín, các bước thí nghiệm như sau:

Bước 1: Xác định vật liệu, phương pháp tiến hành, bố trí thí nghiệm và dự kiến kết quả.

Bước 2: Chuẩn bị hai bình thí nghiệm:

Bình a: Chứa hạt nảy mầm.

Bình b: Chứa hạt đã chết (được xử lý bằng nước sôi để loại bỏ khả năng hô hấp, dùng làm đối chứng).

Bước 3: Cố định một ngọn nến nhỏ bằng dây kim loại trong mỗi bình, thắp sáng nến và sau đó đậy kín nắp bình để tạo môi trường kín trong.

Bước 4: Sau 2 giờ lần lượt mở nút của các bình và đưa nến đang cháy vào mỗi bình. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở Hình 4. Quan sát và ghi nhận hiện tượng: Ở bình a (hạt nảy mầm): Theo dõi thời gian nến tắt, ở bình b (hạt đã chết): Theo dõi hiện tượng nến tiếp tục cháy.

Bước 5: So sánh thời gian duy trì sự cháy của nến giữa hai bình.

 

Hình 4

a) Trong báo cáo thí nghiệm có thể trình bày những nội dung: Mục tiêu thí nghiệm, phương pháp tiến hành, kết luận về sự tiêu thụ O₂ trong quá trình hô hấp của hạt nảy mầm, có thể bỏ qua việc quan sát được hiện tượng xảy ra ở mỗi bình.

b) Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp ở thực vật đã tiêu thụ O₂ và ảnh hưởng đến sự cháy của ngọn nến.

c) Hạt nảy mầm trong bình a thực hiện quá trình hô hấp, tiêu thụ O₂, làm nồng độ oxy trong bình giảm dần theo thời gian.

d) Hoạt động hô hấp ở các hạt nảy mầm trong bình b đã giải phóng O₂ nên nến tiếp tục cháy.

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 15 - File word có lời giải