My father was an enthusiastic traveller, but as he got older, he increasingly suffered from what he called “travel fever,” a vivid term for the acute anxiety felt before a journey, essentially due to uncertainty about all the things that could go wrong. Sadly, this eventually stopped him from going on holiday. Then I, too, started to suffer similar apprehension, so I consulted a psychotherapist. She recommended a small piece of cognitive behavioural therapy, which involved acknowledging the mental and physical symptoms of anxiety, but telling myself that these were essentially indistinguishable from feelings of excitement about the prospect of a journey. This reframing of my feelings has been reasonably effective – it’s one way of dealing with uncertainty.
It’s not just the uncertainty of travel that we all have to face. None of us knows what is going to happen, or what is currently going on outside our immediate knowledge, or the vast majority of what has happened in the past. Uncertainty has been called the “conscious awareness of ignorance,” and there is a lot we are ignorant about. We must navigate through life without complete information, and this fundamental uncertainty is an inescapable aspect of human existence.
We all have to live with this uncertainty and, as a statistician, it’s been my job to try to analyse data and assess some of the risks we face. (I)But some deal with uncertainty with more equanimity than others. (II) Psychological studies, as well as our own experience, reveal a wide variation in people’s responses, including those that are cognitive (how we think), emotional (how we feel), and behavioural (what we do). (III)For example, when faced with uncertainty, do you deny it or acknowledge it, does it put the wind up you or make you courageous, do you try to avoid it or approach it?(IV)
Of course, your response may depend on the context, just as an individual’s appetite for risk-taking can vary across different areas of their lives. I have known people who seemed to take huge physical risks, yet were very cautious with money. Numerous scales have been developed to measure how well people can deal with uncertainty, based on responses to statements ranging from “Unforeseen events upset me greatly” to “When it’s time to act, uncertainty paralyses me.” Those who score highly, and find it difficult to tolerate uncertainty, may also be at increased risk of clinically significant anxiety and depression.
(Adapted from The Guardian.com)
Question 31: The word “vivid” in paragraph 1 is OPPOSITE in meaning to:
A. feeble B. intense C. remarkable D. crucial
Câu 31: Từ “vivid” trong đoạn 1 có nghĩa TRÁI NGƯỢC với:
A. feeble: yếu ớt, không có sức sống, lờ mờ, mỏng manh
B. intense: mạnh mẽ, sâu sắc
C. remarkable : đáng kể
D. crucial: quan trọng, thiết yếu
Giải thích:
"Vivid" có nghĩa là rõ ràng, sống động. Nghĩa đối lập sẽ là "yếu ớt" hoặc "không rõ ràng."
A. Feeble không đúng vì "feeble" có nghĩa là “yếu, lờ mờ” => đối lập hoàn toàn với “vivid.”
B. Intense là đồng nghĩa với “vivid,” không phải nghĩa đối lập.
C. remarkable: “đáng kể” =>không phải nghĩa trái ngược phù hợp.
D. crucial : “quan trọng, thiết yếu”, không phải nghĩa trái ngược với “vivid”
Đáp án đúng: A. feeble
Question 32: The word “these” in paragraph 1 refers to:
A. symptoms of anxiety and excitement B. feelings of excitement
C. mental and physical symptoms of anxiety D. travel fever and apprehension
Câu hỏi 32: Từ “these” trong đoạn 1 ám chỉ:
A. các triệu chứng của lo lắng và hưng phấn
B. cảm giác hưng phấn
C. các triệu chứng về tinh thần và thể chất của lo lắng
D. “travel fever” và lo âu
Giải thích:
Trích đoạn: “She recommended a small piece of cognitive behavioural therapy, which involved acknowledging the mental and physical symptoms of anxiety, but telling myself that these were essentially indistinguishable from feelings of excitement about the prospect of a journey.”
(Cô ấy đề xuất một liệu pháp hành vi nhận thức nhỏ, bao gồm việc thừa nhận các triệu chứng lo lắng về mặt tinh thần và thể chất, nhưng tự nhủ rằng về cơ bản, chúng không thể phân biệt được với cảm giác phấn khích về viễn cảnh của một chuyến đi.)
Từ “these” đề cập đến “mental and physical symptoms of anxiety,” vì đây là cụm từ được nhắc tới ngay trước đó.
Đáp án đúng: C. mental and physical symptoms of anxiety
Question 33: Which of the following best paraphrases the underlined sentence in paragraph 2?
“Uncertainty has been called the “conscious awareness of ignorance,” and there is a lot we are ignorant about.”
A. Being uncertain means realizing we don’t know everything.
B. Ignorance and uncertainty are completely unrelated concepts.
C. Awareness of uncertainty only applies to the past and present.
D. Most of our knowledge comes from ignoring uncertainties.
Câu hỏi 33: Câu nào dưới đây diễn đạt lại tốt nhất câu được gạch chân trong đoạn 2?
A. Sự không chắc chắn có nghĩa là nhận ra chúng ta không biết mọi thứ.
B. Sự thiếu hiểu biết và sự không chắc chắn là hai khái niệm hoàn toàn không liên quan.
C. Nhận thức về sự không chắc chắn chỉ áp dụng cho quá khứ và hiện tại.
D. Phần lớn kiến thức của chúng ta đến từ việc bỏ qua những điều không chắc chắn.
Giải thích:
Câu gạch chân: "Uncertainty has been called the 'conscious awareness of ignorance,' and there is a lot we are ignorant about."
Có nghĩa là: Sự không chắc chắn liên quan đến nhận thức rõ ràng về sự thiếu hiểu biết của chúng ta.
A. Diễn đạt lại chính xác nội dung câu gốc.
B. Sai, vì sự thiếu hiểu biết và sự không chắc chắn có liên quan.
C. Sai, vì câu gốc không giới hạn sự không chắc chắn chỉ ở quá khứ hoặc hiện tại.
D. Sai, vì câu này đề cập đến việc bỏ qua sự không chắc chắn, không liên quan đến câu gốc.
Đáp án đúng: A. Being uncertain means realizing we don’t know everything.
Question 34: Where in paragraph 3 would the following sentence best fit?
"This variation reflects the complexity of human psychology when facing unknown outcomes."
A. [I] B. [II] C. [III] D. [IV]
Câu hỏi 34: Câu sau phù hợp nhất ở vị trí nào trong đoạn 3?
"Biến đổi này phản ánh sự phức tạp của tâm lý con người khi đối mặt với những kết quả chưa biết."
Giải thích:
Câu đề cập đến sự biến đổi phản ứng của con người với sự không chắc chắn (những người khác nhau thì đối phó khác nhau), phù hợp với câu trước nó: "But some deal with uncertainty with more equanimity than others." (Nhưng một số người đối phó với sự không chắc chắn một cách bình tĩnh hơn những người khác.")
B. [II] là vị trí phù hợp nhất vì nó bổ sung trực tiếp cho ý này.
Đáp án đúng: B. [II]
Question 35: Which of the following is NOT mentioned as a factor influencing people’s responses to uncertainty in paragraph 3?
A. cognitive thinking patterns B. emotional reactions
C. behavioral actions D. professional expertise
Câu hỏi 35: Điều nào sau đây KHÔNG được đề cập là yếu tố ảnh hưởng đến cách con người phản ứng với sự không chắc chắn trong đoạn 3?
A. các mô hình tư duy nhận thức
B. phản ứng cảm xúc
C. hành động hành vi
D. chuyên môn nghề nghiệp
Giải thích:
Đoạn 3 đề cập đến ba yếu tố: "cognitive (how we think), emotional (how we feel), and behavioural (what we do)."
D. professional expertise không được nhắc đến trong đoạn văn.
Đáp án đúng: D. professional expertise
Question 36: The phrase "put the wind up you" in paragraph 3 could be best replaced by_______
A. assist you B. calm you down C. make you nervous D. reassure you
Câu hỏi 36: Cụm từ "put the wind up you" trong đoạn 3 có thể được thay thế tốt nhất bởi:
A. giúp đỡ bạn B. làm bạn bình tĩnh lại C. làm bạn lo lắng D. trấn an bạn
Giải thích:
“Put the wind up you" nghĩa là "khiến ai lo lắng hoặc sợ hãi."
C. make you nervous là đáp án đúng, vì nó tương đương về nghĩa.
Đáp án đúng: C. make you nervous
Question 37: Which of the following best summarizes paragraph 4?
A. Responses to uncertainty depend on the circumstances, with low tolerance linked to mental health problems.
B. People who dislike uncertainty are at a much higher risk of developing anxiety disorders and depression.
C. Scales used to measure uncertainty tolerance highlight individual differences.
D. An individual’s response to uncertainty undeniably reflects their appetite for taking risks in various situations.
Câu hỏi 37: Câu nào sau đây tóm tắt tốt nhất đoạn 4?
A. Phản ứng với sự không chắc chắn phụ thuộc vào hoàn cảnh, trong đó khả năng chịu đựng thấp liên quan đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
B. Những người không thích sự không chắc chắn có nguy cơ mắc các rối loạn lo âu và trầm cảm cao hơn nhiều.
C. Các thang đo được sử dụng để đo lường khả năng chịu đựng sự không chắc chắn làm nổi bật sự khác biệt giữa các cá nhân.
D. Phản ứng của một cá nhân đối với sự không chắc chắn phản ánh không thể phủ nhận sự thèm muốn chấp nhận rủi ro của họ trong các tình huống khác nhau.
Giải thích:
Đoạn 4:
“Of course, your response may depend on the context, just as an individual’s appetite for risk-taking can vary across different areas of their lives. I have known people who seemed to take huge physical risks, yet were very cautious with money. Numerous scales have been developed to measure how well people can deal with uncertainty, based on responses to statements ranging from “Unforeseen events upset me greatly” to “When it’s time to act, uncertainty paralyses me.” Those who score highly, and find it difficult to tolerate uncertainty, may also be at increased risk of clinically significant anxiety and depression.”
(Tất nhiên, phản ứng của bạn có thể phụ thuộc vào bối cảnh, cũng giống như sở thích mạo hiểm của một cá nhân có thể khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống của họ. Tôi đã biết những người dường như chấp nhận rủi ro lớn về mặt thể chất, nhưng lại rất thận trọng với tiền bạc. Nhiều thang đo đã được phát triển để đo lường mức độ mọi người có thể đối phó với sự không chắc chắn tốt như thế nào, dựa trên phản hồi cho các câu phát biểu từ "Những sự kiện không lường trước khiến tôi rất khó chịu" đến "Khi đến lúc phải hành động, sự không chắc chắn làm tôi tê liệt". Những người đạt điểm cao và thấy khó chịu với sự không chắc chắn cũng có thể có nguy cơ cao mắc chứng lo âu và trầm cảm đáng kể về mặt lâm sàng.)
Đoạn 4 đề cập đến việc khả năng chịu đựng sự không chắc chắn của mỗi người phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể trong cuộc sống. Ví dụ, một số người có thể liều lĩnh trong các hoạt động thể chất nhưng lại rất thận trọng trong vấn đề tài chính. Và những người chịu đựng kém dễ có nguy cơ chịu đựng các vấn đề liên quan đến sức khoẻ tâm thần như lo âu, trầm cảm. => A đúng
Các ý khác trong câu hỏi không phản ánh đầy đủ hoặc chính xác nội dung chính của đoạn văn:
∙ B: Mặc dù có nhắc đến nguy cơ trầm cảm và lo âu, nhưng đó không phải là nội dung chính.
∙ C: Đoạn văn không tập trung vào các thang đo mà chỉ nhắc đến như một công cụ đo lường.
∙ D: Câu này không chính xác vì không phải tất cả phản ứng với sự không chắc chắn đều liên quan đến mức độ chấp nhận rủi ro.
Question 38: According to the passage, which of the following statements is TRUE?
A. The author’s father completely overcame his fear of travel.
B. Cognitive behavioural therapy involves denying feelings of anxiety.
C. Reframing anxiety as excitement can help manage pre-travel apprehension.
D. People’s responses to uncertainty are primarily shaped by their professions.
Câu hỏi 38: Theo đoạn văn, câu nào sau đây là ĐÚNG?
A. Cha của tác giả đã hoàn toàn vượt qua nỗi sợ đi du lịch.
B. Liệu pháp hành vi nhận thức liên quan đến việc phủ nhận cảm giác lo lắng.
C. Việc định hình lại sự lo lắng thành sự phấn khích có thể giúp kiểm soát nỗi lo lắng trước khi đi du lịch.
D. Phản ứng của mọi người đối với sự không chắc chắn chủ yếu được hình thành bởi nghề nghiệp của họ.
Giải thích:
A. Sai, vì tác giả không đề cập rằng cha của tác giả đã hoàn toàn vượt qua nỗi lo.
B. Sai, vì đoạn 1 chỉ ra rằng “liệu pháp hành vi nhận thức, bao gồm việc thừa nhận các triệu chứng về tinh thần và thể chất của chứng lo âu chứ không phải “phủ nhận” các cảm xúc lo lắng.
(“….involved acknowledging the mental and physical symptoms of anxiety…)
C. Đúng, thông tin ở cuối đoạn 1: “This reframing of my feelings has been reasonably effective – it’s one way of dealing with uncertainty.” (Việc định hình lại cảm xúc của tôi khá hiệu quả – đây là một cách để đối phó với sự không chắc chắn.)
D. Sai, vì không được đề cập trong bài
Đáp án đúng: C.
Question 39: Which of the following can be inferred from the passage?
A. Travel anxiety is a universal experience for all travellers.
B. People’s responses to uncertainty are shaped by both internal and external factors.
C. High tolerance for uncertainty guarantees lower levels of anxiety.
D. The concept of uncertainty has little relevance in modern life.
Câu hỏi 39: Có thể suy ra điều nào sau đây từ đoạn văn?
A. Lo lắng khi đi du lịch là trải nghiệm chung của tất cả khách du lịch.
B. Phản ứng của mọi người trước sự không chắc chắn được hình thành bởi cả các yếu tố bên trong và bên ngoài.
C. Khả năng chịu đựng sự không chắc chắn cao đảm bảo mức độ lo lắng thấp hơn.
D. Khái niệm về sự không chắc chắn ít liên quan đến cuộc sống hiện đại.
Giải thích:
Câu hỏi yêu cầu tìm một ý được suy ra từ bài đọc. Điều này có nghĩa là đáp án không được trình bày trực tiếp mà phải dựa trên ngữ cảnh và thông tin trong bài để rút ra kết luận.
Phân tích đáp án:
A. Travel anxiety is a universal experience for all travellers: Sai
Không có thông tin đề cập đến travellers
B. People’s responses to uncertainty are shaped by both internal and external factors: Đúng
Thông tin về yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng của mọi người về sự không chắc chắn được đề cập ở đoạn 3: “Psychological studies, as well as our own experience, reveal a wide variation in people’s responses, including those that are cognitive (how we think), emotional (how we feel), and behavioural (what we do). (Đây là yếu tố nội tại) “ và đoạn 4 đề cập các yếu tố bên ngoài, câu: “your response may depend on the context,” (….các phản ứng của bạn có thể phụ thuộc vào bối cảnh, ..)
Như vậy trong bài không chỉ đề cập đến các yếu tố nội tại của từng cá nhân, mà còn đề cập đến yếu tố bên ngoài-là bối cảnh- có thể gây nên các mức độ phản ứng khác nhau với sự không chắc chắn.
C. High tolerance for uncertainty guarantees lower levels of anxiety: Sai.
Đoạn cuối nói rằng những người không chịu được sự bất định có thể gặp nguy cơ lo âu cao hơn, chứ không khẳng định rằng khả năng chịu đựng sự bất định cao sẽ đảm bảo mức độ lo âu thấp: Those who score highly, and find it difficult to tolerate uncertainty, may also be at increased risk of clinically significant anxiety and depression. (Những người có điểm cao và thấy khó chịu đựng sự không chắc chắn cũng có thể có nguy cơ cao mắc chứng lo âu và trầm cảm đáng kể về mặt lâm sàng.)
D. The concept of uncertainty has little relevance in modern life: Sai.
Sự bất định là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống của con người, được thể hiện ở đoạn 2, câu:
We must navigate through life without complete information, and this fundamental uncertainty is an inescapable aspect of human existence. (Chúng ta phải sống mà không có thông tin đầy đủ, và sự không chắc chắn cơ bản này là một khía cạnh không thể tránh khỏi của sự tồn tại của con người.)
Question 40: Which of the following best summarizes the main point of the passage?
A. Anxiety about uncertainty is common but can be managed with the right strategies.
B. Travel anxiety highlights the broader issue of uncertainty in life.
C. Individual responses to uncertainty vary widely and impact mental health.
D. Uncertainty is an inevitable part of life that challenges everyone differently.
Câu hỏi 40: Câu nào sau đây tóm tắt tốt nhất ý chính của đoạn văn?
A. Lo lắng về sự không chắc chắn là phổ biến nhưng có thể được kiểm soát bằng các chiến lược phù hợp.
B. Lo lắng khi đi du lịch làm nổi bật vấn đề rộng hơn về sự không chắc chắn trong cuộc sống.
C. Phản ứng của mỗi cá nhân đối với sự không chắc chắn rất khác nhau và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
D. Sự không chắc chắn là một phần tất yếu của cuộc sống, thách thức mọi người theo những cách khác nhau.
Giải thích:
Phân tích câu hỏi:
Câu hỏi yêu cầu chọn đáp án tóm tắt ý chính của toàn bài. Ý chính phải bao quát được toàn bộ nội dung mà tác giả trình bày.
Phân tích bài đọc:
Đoạn 1: Tác giả nói về lo âu khi đi du lịch và cách mà liệu pháp nhận thức hành vi giúp tác giả xử lý cảm giác này.
Đoạn 2: Tác giả mở rộng vấn đề từ lo âu khi du lịch thành vấn đề lớn hơn: sự bất định trong cuộc sống.
Đoạn 3 và 4: Tác giả thảo luận các cách khác nhau mà con người phản ứng với sự bất định, nhấn mạnh rằng sự bất định là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống, và đã có thang đo mức độ khác nhau giữa các phản ứng đó.
Phân tích đáp án:
A. Anxiety about uncertainty is common but can be managed with the right strategies: Sai.
Mặc dù ở đoạn 1, tác giả có đề cập đến liệu pháp hành vi, là cách ông được điều trị với chứng lo âu du lịch, nhưng không phải là nội dung chính của bài. Cả bài không đề cập đến kết luận là chúng ta có thể quản lí được sự không chắc chắn với chiến thuật hợp lí.
B. Travel anxiety highlights the broader issue of uncertainty in life: Sai.
Đây chỉ là một phần nhỏ của bài (đoạn 1 và đoạn 2), không tóm tắt toàn bộ nội dung.
C. Individual responses to uncertainty vary widely and impact mental health: Sai.
Mặc dù đúng về một phần của bài, nhưng đây không phải là ý chính bao quát.
D. Uncertainty is an inevitable part of life that challenges everyone differently: Đúng.
Nội dung cả bài đề cập đến ý này.
BÀI DỊCH
Cha tôi là một người đam mê du lịch, nhưng khi ông lớn tuổi hơn, ông ngày càng mắc phải cái mà ông gọi là "cơn sốt du lịch", một thuật ngữ sống động để chỉ sự lo lắng cấp tính trước một chuyến đi, về cơ bản là do sự không chắc chắn về tất cả những điều có thể xảy ra sai sót. Đáng buồn thay, điều này cuối cùng đã ngăn cản ông đi nghỉ. Sau đó, tôi cũng bắt đầu phải chịu đựng nỗi lo lắng tương tự, vì vậy tôi đã tham khảo ý kiến của một nhà trị liệu tâm lý. Cô ấy đã giới thiệu một phần nhỏ của liệu pháp hành vi nhận thức, bao gồm việc thừa nhận các triệu chứng về tinh thần và thể chất của sự lo lắng, nhưng tự nhủ rằng về cơ bản, chúng không thể phân biệt được với cảm giác phấn khích về viễn cảnh của một chuyến đi. Việc định hình lại cảm xúc này của tôi khá hiệu quả - đó là một cách để đối phó với sự không chắc chắn.
Không chỉ có sự không chắc chắn khi đi du lịch mà tất cả chúng ta đều phải đối mặt. Không ai trong chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra, hoặc điều gì đang diễn ra ngoài tầm hiểu biết trực tiếp của chúng ta, hoặc phần lớn những gì đã xảy ra trong quá khứ. Sự không chắc chắn được gọi là "nhận thức có ý thức về sự thiếu hiểu biết" và có rất nhiều điều mà chúng ta không biết. Chúng ta phải điều hướng cuộc sống mà không có thông tin đầy đủ, và sự không chắc chắn cơ bản này là một khía cạnh không thể tránh khỏi của sự tồn tại của con người.
Tất cả chúng ta đều phải sống với sự không chắc chắn này và với tư cách là một nhà thống kê, công việc của tôi là cố gắng phân tích dữ liệu và đánh giá một số rủi ro mà chúng ta phải đối mặt. (I) Nhưng một số người đối phó với sự không chắc chắn với sự bình tĩnh hơn những người khác. (II) Các nghiên cứu tâm lý, cũng như kinh nghiệm của riêng chúng tôi, cho thấy sự khác biệt lớn trong phản ứng của mọi người, bao gồm cả phản ứng về nhận thức (cách chúng ta suy nghĩ), cảm xúc (cách chúng ta cảm thấy) và hành vi (những gì chúng ta làm). (III) Ví dụ, khi đối mặt với sự không chắc chắn, bạn phủ nhận hay thừa nhận nó, nó khiến bạn lo lắng hay khiến bạn can đảm, bạn cố gắng tránh nó hay tiếp cận nó? (IV)
Tất nhiên, phản ứng của bạn có thể phụ thuộc vào bối cảnh, giống như sở thích chấp nhận rủi ro của một cá nhân có thể khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống của họ. Tôi đã biết những người dường như chấp nhận rủi ro lớn về thể chất, nhưng lại rất thận trọng với tiền bạc. Nhiều thang đo đã được phát triển để đo lường mức độ mọi người có thể đối phó với sự không chắc chắn, dựa trên phản hồi cho các câu phát biểu từ "Những sự kiện không lường trước khiến tôi rất buồn" đến "Khi đến lúc phải hành động, sự không chắc chắn làm tôi tê liệt". Những người đạt điểm cao và thấy khó chịu với sự không chắc chắn cũng có thể có nguy cơ cao mắc chứng lo âu và trầm cảm đáng kể về mặt lâm sàng.
(Trích từ The Guardian.com)