18. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học Sở GD Bắc Ninh Đề 5 - có lời giải
4/23/2025 4:14:30 PM
lehuynhson1 ...

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC NINH

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 5

----------------

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

Môn: Sinh học

Thời gian làm bài: 50 phút

 MỤC TIÊU

Sau khi làm xong bài thi, học sinh có thể 

 Ôn tập kiến thức Sinh học 11, Sinh học 12 qua đề tổng hợp theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT

 Nhận biết được các lý thuyết thuộc Sinh học 11, các chuyên đề: Cơ chế di truyền và biến dị, sinh  thái, tiến hóa... 

 Thông qua lý thuyết, có thể giải quyết được các bài tập đơn giản thuộc chuyên đề cơ chế di truyền  - biến dị, di truyền quần thể,.. 

 Vận dụng kiến thức đã học và các phương pháp giải bài tập để làm các bài tập khó, vận dụng toán  xác suất. 

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN 

Câu 1: Loại nucleotide nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử DNA?

        A. Adenine (A).         B. Thymine (T).         C. Uracil (U).         D. Cytosine (C).

Câu 2: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho 2 allele khác nhau của một gene  cùng nằm trên 1 NST đơn? 

        A. Mất đoạn.         B. Đảo đoạn.         C. Chuyển đoạn.         D. Lặp đoạn.

Câu 3: Trong các thí nghiệm ở hình 1 sau đây, thí nghiệm không chứng minh quá trình thoát  hơi nước ở thực vật là thí nghiệm: 

Hình 1

        A. 1.         B. 4.         C. 3.         D. 2.

Câu 4: Cây rong đuôi chồn hấp thụ nước và khoáng từ môi trường nước qua

        A. rễ phụ.         B. lông hút.       C. lá.          D. tế bào biểu bì của hầu hết các cơ quan.

Câu 5: Năm 2009, các công nhân làm việc tại một công trình xây dựng ở trung tâm thành phố  San Diego, bang California, Mỹ, phát hiện xương hóa thạch thời tiền sử của một con voi ma mút. Theo thuyết  tiến hóa hiện đại, đây là loại bằng chứng 

        A. tế bào học.         B. trực tiếp.         C. sinh học phân tử.         D. gián tiếp.         

Câu 6: Khi phun thuốc trừ sâu, người ta nhận thấy sau vài lần số lượng sâu chết giảm xuống.  Giải thích nào sau đây hợp lý nhất? 

A. Khi phun thuốc trừ sâu đã gây nên hiện tượng nhờn thuốc. 

B. Sự kháng thuốc tăng lên sau nhiều lần phun. 

C. Khi phun thuốc trừ sâu đã gây nên sự mẫn cảm với thuốc. 

D. Sâu có thể tránh tiếp xúc với thuốc sau nhiều lần phun. 

Câu 7: Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng tiến hóa và tốc độ biến đổi của các  giống vật nuôi, cây trồng là 

        A. chọn lọc nhân tạo.         B. chọn lọc tự nhiên.         C. biến dị cá thể.         D. biến dị xác định.

Câu 8: Tác động của chọn lọc có thể đào thải 1 loại allele khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn  lọc chống lại 

        A. thể đồng hợp.         B. allele lặn.         C. allele trội.         D. thể dị hợp.

Câu 9: Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây cho phép phát hiện hội chứng Klinefelter ở người?

        A. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.         B. Nghiên cứu tế bào. 

        C. Nghiên cứu phả hệ.         D. Di truyền hóa sinh. 

Câu 10: Hình 2 dưới đây mô tả quá trình săn mồi của một con diều hâu trong 3 tháng ở một  quần thể chuột. Sự thay đổi trong quần thể chuột có thể được giải thích hợp lý bằng 

        A. phiêu bạt di truyền.                 B. đột biến gene.

        C. chọn lọc tự nhiên.                 D. giao phối không ngẫu nhiên.

Dùng thông tin sau để trả lời 2 câu hỏi tiếp theo: Khảo sát mối quan hệ giữa các loài trong một quần xã sinh  vật, người ta thu được bảng số liệu như sau: 

Bảng 1:

Kiểu quan hệ

Loài 1

Loài 2

1

+

+

2

0

+

3

-

-

4

-

+

5

0

-

Câu 11: Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ đối kháng: 

        A. 1.         B. 2.         C. 3.         D. 4. 

Câu 12: Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và linh dương thuộc kiểu quan hệ số: 

        A. 1.         B. 2.         C. 3.         D. 4.

Câu 13: Hình 3 dưới đây mô tả cấu trúc của operon Lac theo Mono và Jacob:

Theo mô hình này chú thích (1) là 

        A. protein ức chế.         B. vùng vận hành.         C. vùng khởi động.         D. gene điều hòa.

Câu 14: Có khoảng 3% dân số bình thường mang allele đột biến ở gene CFTR gây bệnh xơ nang.  Một nhà tư vấn di truyền nghiên cứu một gia đình trong đó có bố và mẹ đều là thể mang về một đột biến CFTR.  Họ sinh con đầu lòng bị bệnh này và đang muốn kiểm tra thai để sinh  đứa thứ hai xem đó là thay bị bệnh hay thể mang hay hoàn toàn không  mang gene bệnh. Các mẫu DNA từ các thành viên trong gia đình và  thai nhi được xét nghiệm PCR và điện di trên gel, kết quả như hình 4. 

Nếu thai nhi sinh ra. lớn lên và kết hôn với người bình thường, xác suất đứa con đầu lòng của cá thể này bị  bệnh xơ nang là bao nhiêu? 

        A. 0,3%.         B. 0,15%.         C. 0,75%.         D. 0,25%.

Câu 15: Liệu pháp gene sử dụng vector virus có thể gặp phải vấn đề gì khi áp dụng trên gene?

A. Virus không thể xâm nhập vào cơ thể người. 

B. Tế bào cơ thể người có thể không nhận biết được virus mang gene bình thường. 

C. Hệ miễn dịch của người có thể phản ứng mạnh, tạo ra gene đột biến mới. 

D. Virus có thể đột biến trong cơ thể và tạo ra gene đột biến mới. 

Câu 16: Trên mỗi nhiễm sắc thể, mỗi gene định vị tại một vị trí xác định gọi là

        A. locus.         B. allele.         C. tâm động.         D. chromatid.

Dùng thông tin sau để trả lời 2 câu hỏi tiếp theo: Trên một đồi thông Đà Lạt, các cây thông mọc liền rễ nhau,  nước và muối khoáng do rễ cây này hút có thể dẫn truyền sang cây khác. Khả năng hút nước và muối khoáng  còn được tăng cường nhờ một loại nấm rễ, để đổi lại cây thông cung cấp cho nấm rễ các chất hữu cơ từ quá  trình quang hợp. Cây thông phát triển tươi tốt cung cấp thức ăn cho xén tóc, xén tóc lại trở thành nguồn thức  ăn cho chim gõ kiến và thằn lằn. Thằn lằn bị trăn sử dụng làm nguồn thức ăn. 

Câu 17: Nếu như loại bỏ nấm rễ, các cây thông không hút được nước vì rễ cây không có lông hút, điều này  chứng minh các cây thông và nấm rễ có mối quan hệ 

        A. Cộng sinh.         B. Kí sinh.         C. Ức chế cảm nhiễm.         D. Hợp tác.

Câu 18: Mối quan hệ giữa xén tóc và thằn lằn giống với mối quan hệ giữa 

        A. Cây thông và trăn.                 B. Giữa các cây thông. 

        C. Giữa thằn lằn và trăn.         D. Giữa chim gõ kiến và thằn lằn.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG / SAI 

Câu 1: Ở một loài thực vật, xét 2 gene phân li độc lập, mỗi gene quy định một tính trạng và đều  có 2 allele trội lặn hoàn toàn. Thực hiện các phép lai giữa các cây A, B, C, D trong đó mỗi đời con đều có số  lượng cá thể đủ lớn để thỏa mãn thống kê. Sau đó đem lai phân tích đời con của mỗi phép lai, thu được Fa.  Kết quả thể hiện trong bảng 2 dưới đây: 

Bảng 2:

Phép lai

P

Thông số kiểu hình F1

Tỉ lệ kiểu hình Fa

1

A x B

1 loại kiểu hình

1 : 1

2

A x C

1 loại kiểu hình

1 : 1

3

B x C

1 loại kiểu hình

1 : 1 : 1 : 1

4

A x D

1 loại kiểu hình

1 : 1 : 1 : 1

5

B x D

1 loại kiểu hình

1 : 1

6

C x D

1 loại kiểu hình

1 : 1

a) Mỗi cây A, B, C đem lai phân tích đều cho đời con đồng tính. 

b) Các cây F1-1 có thể có kiểu gene giống các cây F1-2. 

c) Các cây F1-3 tự thụ phấn, đời con có thể thu được tối đa 4 loại kiểu gene. 

d) Đem cây F1-1 lai với F1-2, đời con có thể chỉ thu được 1 loại kiểu hình. 

Câu 2: Khi nghiên cứu hệ sinh thái của một vùng biển, các nhà khoa học đã xác định được sinh  khối tích lũy trong mỗi loài, nhóm loài như hình 5. 

a) Lưới thức ăn trong hệ sinh thái này có 6 chuỗi thức ăn. 

b) Sinh khối tích lũy của bậc dinh dưỡng thấp luôn lớn hơn sinh khối tích lũy được ở bậc dinh dưỡng cao hơn.

c) Khi thực vật phù du bị nhiễm kim loại nặng thì động vật phù du là sinh vật tiêu thụ bậc 1 có sinh khối  lớn nhất nên sẽ bị nhiễm nặng nhất. 

d) Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 là 15%.

Câu 3: Người A và người B đi kiểm tra sức khỏe và nhận được thông báo về các chỉ số xét  nghiệm như bảng 3. 

a) Người B có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp cao, tim mạch và tiểu đường.

b) Người A còn có khả năng mắc các bệnh lí về thận (suy thận) 

c) Đối với người A: Cần kiểm soát cân nặng; tăng cường vận động thể lực; có chế độ dinh dưỡng hợp lí,  ăn chất béo lành mạnh, tăng cường rau củ quả, hạn chế lượng tinh bột, hạn chế sử dụng chất kích thích …

d) Đối với người B: Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, uống nhiều nước, hạn chế chất béo, protein; duy trì  cân nặng phù hợp; tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích; rèn luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức  … 

Câu 4: Xét nghiệm DNA là xét nghiệm dùng DNA có trong các tế bào của cơ thể để xác định  quan hệ huyết thống giữa hai cá thể. Với mẫu DNA của bố mẹ và con khớp nhau trong từng gene thì có tới  99,999% hai chủ nhân mẫu vật có quan hệ huyết thống. Các mẫu xét nghiệm DNA rất đa dạng và có độ chính  xác không có nhiều khác biệt như: mẫu máu, tế bào niêm mạc miệng, mẫu mô, móng tay, chân tóc, cuống rốn,  xương, răng … Xét nghiệm huyết thống có thể được thực hiện ở bất kỳ độ tuổi nào vì hệ gene của con người  được thiết lập ngay tại thời điểm thụ thai và thường không thay đổi, thậm chí có thể lấy mẫu vật từ trẻ chưa  sinh như nước ối có chứa các tế bào của thai nhi. 

a) Trên cùng một cơ thể, các phân tử DNA trong mẫu máu, niêm mạc miệng có cấu trúc khác biệt hoàn  toàn với các phân tử DNA có trong mẫu mô, móng tay, chân tóc. 

b) Xét nghiệm DNA có thể giúp phát hiện các bệnh ung thư do đột biến gene. 

c) Xét nghiệm DNA là phương pháp xác định huyết thống của trẻ có độ chính xác cao.

d) Trường hợp hai người đàn ông là anh em sinh đôi cùng trứng (có bộ gene giống nhau hoàn toàn) thì  phương pháp xét nghiệm DNA không thể xác định ai trong số 2 người đàn ông đó là bố đứa trẻ.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN 

Câu 1: Quan sát hình 6 giải thích quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của loài bướm  sâu đo bạch dương trong môi trường có bụi than. Một học sinh đưa ra những nhận định sau:

1 - Dạng bướm đen xuất hiện do một đột biến trội đa hiệu: vừa chi phối màu đen ở thân và cánh bướm vừa  làm tăng khả năng sinh sản của bướm. 

2 - Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên là do tập tính của loài chim ăn bướm định hướng.

3 - Trong môi trường có bụi than, màu đen trở thành có lợi cho bướm vì chim ăn sâu khó phát hiện, nên thể  đột biến màu đen được chọn lọc tự nhiên giữ lại và không bao giờ bị thay đổi. 

4 - Đặc điểm màu sắc cơ thể bướm bạch dương không thể di truyền cho thế hệ sau. Có bao nhiêu nhận định trên là đúng? 

Câu 2: Kết quả phân tích về phân tử hemoglobin (Hb) của 3 anh em (Nam, Bắc, Hải) trong một  gia đình có kết quả thể hiện ở bảng 4. Biết phân tử hemoglobin được cấu tạo bởi 4 chuỗi polipeptit; 2 chuỗi  alpha (2 cấu tạo bởi 4 chuỗi polipeptit; 2 chuỗi alpha (2α) và 2 chuỗi beta (2β). Việc tổng hợp chuỗi β được  quy định bởi một gene có nhiều allele nằm trên NST số 11; allele A tổng hợp nên HbA; allele S tổng hợp nên  HbS; những người có kiểu gene SS bị hồng cầu hình liềm. Nếu không quan tâm đến các dạng Hb khác, hãy: 

Dạng Hb

Nam

Bắc

Hải

HbA

97 %

0 %

45 %

HbS

0 %

92 %

45 %

Các dạng Hb khác

3 %

8 %

10 %

Xác định số người bị bệnh hồng cầu hình liềm trong số 3 anh em nói trên? 

Câu 3: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gene AD//ad đã xảy ra hoán vị gene giữa  các allele D và d với tần số 18%. Tính theo lí thuyết, cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số  tế bào không xảy ra hoán vị gene giữa các allele D và d là bao nhiêu? 

Câu 4: Nghiên cứu một quần thể sóc ở rừng Cúc Phương. Tính trạng màu sắc bụng do 1 gene  có 2 allele nằm trên NST thường quy định, trong đó allele A quy định kiểu hình bụng đỏ trội hoàn toàn so với  allele a quy định kiểu hình bụng trắng. Tại thế hệ đang khảo sát, quần thể đang cân bằng di truyền có đầy đủ  các loại kiểu gene và tần số allele A gấp đôi allele a. Nếu tất cả các cá thể dị hợp đều không sinh sản, thế hệ  sau sẽ có kiểu hình bụng đỏ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

(Hãy thể hiện kết quả bằng số thập phân và làm tròn đến  2 chữ số sau dấu phẩy).

Câu 5: Ở một loài thú, xét 3 cặp gene (A, a; B, b; D, d) mỗi gene quy định 1 tính trạng, allele  trội là trội hoàn toàn. Phép lai P:♀ trội 3 tính trạng × ♂ trội 3 tính trạng; thu được F1 gồm 6 loại kiểu hình,  loại kiểu hình trội về 3 tính trạng do 15 kiểu gene quy định, tỉ lệ cá thể mang 6 allele trội chiếm 3,75%. Nếu  cho các cá thể có kiểu hình trội 3 tính trạng ở F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ cá thể cái đồng hợp trội 3 cặp  gene thu được ở đời con F2 là bao nhiêu? Biết diễn biến quá trình giảm phân tạo giao tử ở đực và cái như  nhau

(Hãy thể hiện kết quả bằng số thập phân và làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy). 

Câu 6: Một nhà máy sản xuất bánh kẹo đã thải nước thải ra sông bằng ống dẫn theo sơ đồ ở  hình 7. 

Có 7 vị trí được đánh dấu trong sơ đồ là các vị trí được đề xuất lấy mẫu nước nhằm chứng minh nước thải của  nhà máy có ảnh hưởng đến chất lượng nước của dòng sông hay không. Từ dữ liệu cung cấp, trong 7 vị trí thể  hiện ở hình bên, có bao nhiêu vị trí cần thiết để lấy mẫu? 

----- HẾT -----

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN 

1.C 

2.D 

3.D 

4.D 

5.B 

6.B 

7.A 

8.C 

9.C

10.C 

11.C 

12.A 

13.C 

14.C 

15.C 

16.A 

17.D 

18.C

Câu 1 (NB): 

Phương pháp: 

Vận dụng kiến thức về đặc điểm cấu tạo của phân tử DNA. 

Cách giải: 

DNA không được cấu tạo từ nucleotide loại Uracil (U). 

Chọn C. 

Câu 2 (NB): 

Phương pháp: 

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của các dạng đột biến cấu trúc NST. 

Cách giải: 

Dạng đột biến cấu trúc NST có thể làm cho 2 allele khác nhau của một gene cùng nằm trên 1 NST đơn là đột  biến lặp đoạn. 

Chọn D. 

Câu 3 (TH): 

Phương pháp: 

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của quá trình thoát hơi nước ở lá cây. 

Cách giải: 

Thí nghiệm không chứng minh quá trình thoát hơi nước là thí nghiệm 2. Thí nghiệm này chứng minh quá trình  hô hấp ở rong mái chèo. 

Chọn D. 

Câu 4 (NB): 

Phương pháp: 

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của quá trình hấp thụ nước và khoáng ở rễ. 

Cách giải: 

Cây rong đuôi chồn hấp thụ nước và khoáng từ môi trường nước qua hầu hết các cơ quan.

Chọn D. 

Câu 5 (NB): 

Phương pháp: 

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của các loại cơ quan và bằng chứng tiến hóa để giải câu hỏi. Cách giải: 

Đây là loại bằng chứng trực tiếp - bằng chứng hóa thạch.

Chọn B. 

Câu 6 (TH): 

Phương pháp: 

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của phản ứng kháng thuốc ở sinh vật. 

Cách giải: 

Giải thích hợp lý nhất là sự kháng thuốc tăng lên sau nhiều lần phun. 

Chọn B. 

Câu 7 (NB): 

Phương pháp: 

Vận dụng kiến thức về thuyết tiến hóa theo quan niệm của Đacuyn. 

Cách giải: 

Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng tiến hóa và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây  trồng là chọn lọc nhân tạo. 

Chọn A. 

Câu 8 (NB): 

Phương pháp: 

Vận dụng kiến thức về đặc điểm tác động của chọn lọc tự nhiên tới quần thể. 

Cách giải: 

Tác động của chọn lọc có thể đào thải 1 loại allele khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại allele trội.

Chọn C. 

Câu 9 (NB): 

Phương pháp: 

Vận dụng kiến thức về đặc điểm di của các hội chứng bệnh ở người. 

Cách giải: 

Hội chứng Klinefelter do gene lặn trên NST giới tính X quy định. Phương pháp nghiên cứu có thể phát hiện  được hội chứng này là nghiên cứu phả hệ. 

Chọn C. 

Câu 10 (TH): 

Phương pháp: 

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của các dạng nhân tố tiến hóa để giải bài tập. 

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...