20. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học Sở GD Huế - có lời giải
4/23/2025 4:16:09 PM
lehuynhson1 ...

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO          ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

            THÀNH PHỐ HUẾ                                 Môn Sinh học        

              ĐỀ MINH HỌA                             Thời gian làm bài: 50 phút         

Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một đáp án.

Câu 1. Những thành phần không có ở tế bào động vật là

        A. thành cellulose, lục lạp.        B. lục lạp, ti thể.

        C. không bào, lục lạp.                D. thành cellulose, không bào.

Câu 2. Đối tượng nghiên cứu quy luật di truyền của Mendel là

A. đậu Hà Lan.                B. ruồi giấm.

C. hoa phấn.                        D. cừu Dolly.

Câu 3. Hình bên dưới mô tả quá trình nào ở tế bào?

        A. quá trình nguyên phân

        B. quá trình giảm phân

        C. quá trình truyền thông tin

        D. quá trình hô hấp

Câu 4. Thoát hơi nước ở lá có những vai trò nào sau đây?

(1) Tạo lực hút đầu trên.

(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.

(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

(4) Giải phóng O2 giúp điều hoà không khí.

        A. (1), (3) và (4).                B. (1), (2) và (3).

        C. (2), (3) và (4).                D. (1), (2) và (4).

Câu 5. Đột biến gene là

A. biến đổi trong cấu trúc gene chỉ liên quan một cặp nucleotide.

B. những biến đổi trong trong cấu trúc gene.

C. những biến đổi trong cấu trúc gene liên quan đến một hay một số cặp nucleotide.

D. những biến đổi trong cấu trúc gene liên quan cặp A-T.

Câu 6. Khi chuyển một cây gô̂ to đi trồng ở một nơi khác, người ta phải ngắt đi rất nhiều lá vì lí do nào sau đây?

        A. Để khỏi làm hỏng bộ lá khi di chuyển.

        B. Đề cành khỏi gãy khi di chuyển.

        C. Để giảm bớt khối lượng cho dễ vận chuyển.

        D. Để giảm đến mức tối đa lượng nước thoát ra, tránh cho cây đỡ mất nước

Câu 7. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về giai đoạn kéo dài mạch pôlynucleotide mới trên 1 chạc chữ Y trong quá trình nhân đôi DNA ở sinh vật nhân sơ?

        A. Sơ đồ I.        B. Sơ đồ III.        C. Sơ đồ II.        D. Sơ đồ IV.

Câu 8. Một quần thể ban đầu có 100% kiểu gene AaNếu quần thể này tự phối liên tiếp qua 4 thế hệ, sau đó ngẫu phối ở thế hệ thứ 5 thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ cuối cùng sẽ là

        A. .        B. .

        C. .        D. .

Câu 9. Năm 1900, nhà bác học Carl Correns đã độc lập với hai nhà khoa học khác tiến hành thí nghiệm ở loài cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), gene quy định màu lá nằm trong tế bào chất. Lấy hạt phấn của cây bố lá trắng thụ phấn cho cây mẹ lá xanh. Theo lí thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình là

        A. 3 cây lá đốm : 1 cây lá xanh.        B.  cây lá đốm.

        C. 3 cây lá xanh : 1 cây lá đốm.        D.  cây lá xanh.

Câu 10. Ở một loài thực vật lưỡng bội, alleleA quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa vàng, các gene phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau:

- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.

- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình.

Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gene của cây P , cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:

        A. AaBb, Aabb, AABB.                B. AaBb, aaBb, AABb.

        C. AaBb, aabb, AABB.                D. AaBb, aabb, AaBB.

Câu 11. Quy trình nghiên cứu khoa học được Darwin sử dụng để hình thành học thuyết tiến hoá diễn ra theo trình tự nào sau đây?

A. Quan sát và thu thập dữ liệu  Đề xuất dữ liệu giải thích các kết quả quan sát  Tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết đề xuất.

B. Đề xuất dữ liệu giải thích các kết quả quan sát  Quan sát và thu thập dữ liệu  Tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết đề xuất.

C. Tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết đề xuất  Quan sát và thu thập dữ liệu  Đề xuất dữ liệu giải thích các kết quả quan sát.

D. Đề xuất dữ liệu giải thích các kết quả quan sát  Tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết đề xuất  Quan sát và thu thập dữ liệu.

Câu 12. Theo thuyết tiến hoá hiện đại, nhân tố tiến hoá nào sau đây chỉ làm thay đổi tần số kiểu gene mà không làm thay đổi tần số allele của quần thể?

        A. Giao phối không ngẫu nhiên.        B. Đột biến.

        C. Chọn lọc tự nhiên.                D. Phiêu bạt di truyền.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí?

A. Trong những điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau.

        B. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự phân hoá vốn gene của quần thể gốc.

C. Hình thành loài mới bằng con đường khác khu vực địa lí diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.

D. Hình thành loài bằng con đường khác khu vực địa lí thường gặp ở động vật có khả năng phát tán mạnh.

Câu 14. Tỉ lệ % các amino acid sai khác nhau ở chuỗi  - hemoglobin giữa một số loài so với người được thể hiện trong bảng sau:

 

Cá mập

Cá chép

Kì nhông

Chó

Ngườí

Cá mập

0

59,4

61,4

56,8

53,2

Cá chép

 

0

53,2

47,9

48,6

Kì nhông

   

0

46,1

44,0

Chó

     

0

16,3

Người

       

0

Trình tự nào sau đây đúng về mối quan hệ họ hàng của các loài với người theo thứ tự xa dần?

        A. Người, chó, kì nhông, cá chép, cá mập.

        B. Người, chó, cá chép, kì nhông, cá mập.

        C. Người, chó, cá mập, cá chép, kì nhông.

        D. Người, chó, kì nhông, cá mập, cá chép.

Câu 15. DDT đã diệt được giống rận truyền bệnh sốt vàng ở Italia năm 1944, nhưng đến năm 1948 nó không còn khả năng dập tắt dịch do giống rận này truyền trên đất Tây Ban NhaĐến năm 1945, ở Triều Tiên giống rận này không những không bị diệt khi phun DDT mà lại sinh sản nhanh. Đến năm 1957 thì DDT hoàn toàn biến mất hiệu lực đối với giống rận đó trên toàn cầu. Những dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm chứng tỏ tỉ lệ sống sót khi xử lí DDT lần đầu tiên đã biến thiên từ 0% đến 100% tuỳ từng dòng. Khả năng kháng DDT:

        A. Chỉ xuất hiện tạm thời trong quần thể do tác động trực tiếp của DDT.

        B. Liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.

        C. Xảy ra sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.

        D. Xuất hiện do đột biến xảy ra do DTT là tác nhân gây đột biến gene.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...