15. Đề thi thử TN THPT môn Địa Lý - Năm 2024 - THPT CHUYÊN TUYÊN QUANG L1
3/25/2024 7:34:43 PM
lehuynhson1 ...
SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
TUYÊN QUANG (LẦN 1)
(Đề thi có ____ trang)
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024
Bài thi: KHXH; Môn thi: ĐỊA
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: .........................................................................
Câu 1: Thiên tai nào sau đây thường xảy ra ở vùng núi nước ta vào mùa mưa?
A. Sóng thần. B. Lũ quét. C. Ngập úng. D. Ngập mặn.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết hồ Trị An thuộc lưu vực hệ thống sông nào sau đây?
A. Sông Thu Bồn. B. Sông Ba. C. Sông Cả. D. Sông Đồng Nai.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, cho biết thủy điện sông Hinh thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Bình Định. B. Phú Yên. C. Khánh Hòa. D. Quảng Ngãi.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các ngành công nghiệp trọng điểm, cho biết đường ống dẫn khí từ mỏ Cái Nước đến nhà máy nhiệt điện nào sau đây?
A. Bà Rịa. B. Thủ Đức. C. Phú Mĩ. D. Cà Mau.
Câu 5: Hoạt động làm xói mòn đất ở đồi núi nước ta là
A. trồng cây công nghiệp. B. mở rộng diện tích rừng.
C. đốt rừng làm nương rẫy. D. sinh sống ở ven suối.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết vào tháng VII, trạm khí tượng nào có lượng mưa thấp nhất trong các trạm sau đây?
A. Hà Nội. B. Lạng Sơn. C. Sa Pa. D. Nha Trang.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang vùng Bắc Trung Bộ, cho biết mỏ sắt Thạch Khê thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Thanh Hóa. B. Nghệ An. C. Quảng Trị. D. Hà Tĩnh.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Kinh tế chung, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Cầu Treo. B. Sơn La. C. Bờ Y. D. Tây Trang.
Câu 9: Ở nước ta, nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho ngành sản xuất nước mắm là từ ngành
A. thủy sản. B. trồng trọt. C. chăn nuôi. D. lâm nghiệp.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết trong các đỉnh núi sau đây, đỉnh núi nào có độ cao lớn nhất?
A. Pu Si Lung. B. Pu Trà. C. Phu Hoạt. D. Pu Huổi Long.
Câu 11: Hoạt động công nghiệp ở nước ta hiện nay
A. phát triển mạnh công nghiệp hiện đại. B. phân bố đồng đều trên toàn lãnh thổ.
C. trung tâm công nghiệp chỉ ở đồng bằng. D. có nhiều thành phần kinh tế tham gia.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Du lịch, cho biết điểm du lịch nào sau đây thuộc trung tâm du lịch Huế?
A. Đại Lãnh. B. Thuận An. C. Mũi Né. D. Sa Huỳnh.
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số, cho biết thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Nghệ An. B. Quảng Bình. C. Quảng Nam. D. Hà Tĩnh.
Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Kinh tế chung, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Nha Trang. B. Vinh. C. Thanh Hóa. D. Huế.
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết trạm khí tượng nào sau đây thuộc vùng khí hậu Đông Bắc Bộ?
A. Thanh Hóa. B. Lạng Sơn. C. Đà Nẵng. D. Điện Biên Phủ.
Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết núi nào sau đây nằm gần hồ Dầu Tiếng nhất?
A. Núi Chứa Chan. B. Núi Braian.
C. Núi Bà Rá. D. Núi Bà Đen.
Câu 17: Ở nước ta, ngành công nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến là
A. phân phối điện. B. điện tử - tin học. C. khai thác dầu. D. khai thác than.
Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Trung Quốc và giáp biển?
A. Thanh Hóa. B. Quảng Ninh. C. Hà Giang. D. Nghệ An.
Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Vùng Đồng
bằng sông Hồng, cho biết tỉnh nào sau đây có công nghiệp khai thác bôxit?
A. Sơn La. B. Tuyên Quang. C. Cao Bằng. D. Quảng Ninh.
Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Giao thông, cho biết đường số 2 nối Hà Nội với
nơi nào sau đây?
A. Bắc Kạn. B. Cao Bằng. C. Hà Giang. D. Mộc Châu.
Câu 21: Ngành chăn nuôi gà công nghiệp của nước ta hiện nay
A. là nguồn cung cấp thực phẩm chính. B. trang trại phát triển mạnh khắp cả nước.
C. phân bố tập trung ở các thành phố lớn. D. đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.
Câu 22: Cho biểu đồ:
(Số liệu theo Niên giám thống kê ASEAN 2022, https://www.aseanstats.org)
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) CỦA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM,
NĂM 2015, 2019 VÀ 2021
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về thay đổi tổng sản phẩm trong nước của Thái Lan và Việt Nam qua các năm?
A. Việt Nam tăng nhiều hơn Thái Lan. B. Thái Lan tăng nhanh hơn Việt Nam.
C. Thái Lan tăng nhiều hơn Việt Nam. D. Thái Lan tăng gấp hai lần Việt Nam.
Câu 23: Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta hiện nay
A. làm giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước. B. chỉ tập trung phát triển khu vực dịch vụ.
C. tương ứng với quá trình hiện đại hóa. D. hình thành nên các khu kinh tế cửa khẩu.
Câu 24: Tỉ lệ dân số thành thị của nước ta tăng chủ yếu do
A. tình hình an ninh chính trị ổn định. B. phổ biến lối sống thành thị rộng khắp.
C. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa. D. đô thị đầu tiên xuất hiện từ rất sớm.
Câu 25: Ngành vận tải đường biển nước ta hiện nay
A. chỉ đảm nhận giao thông vận tải quốc tế. B. có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn.
C. đạt được trình độ cao hàng đầu thế giới. D. trở thành loại hình vận tải chủ yếu nhất.
Câu 26: Lãnh thổ hẹp ngang với khoảng 7 độ kinh tuyến làm cho làm cho nước ta
A. trong năm, mọi nơi có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
B. có lượng mưa lớn và thảm thực vật xanh tốt quanh năm.
C. có gió Tín phong Bắc bán cầu hoạt động quanh năm.
D. toàn bộ phần đất liền của đất nước thuộc một múi giờ.
Câu 27: Ngành trồng cây công nghiệp của nước ta hiện nay
A. sản lượng lớn hoàn toàn phục vụ xuất khẩu. B. diện tích cây hàng năm tăng rất nhanh.
C. cây lâu năm có tỉ trọng cao trong cơ cấu. D. cây lâu năm phát triển mạnh ở đồng bằng.
Câu 28: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2021
4
(Nguồn: Theo Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê 2021)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh về quy mô dân số của các quốc gia năm 2021?
A. Ma-lai-xi-a cao hơn Thái Lan. B. In-đô-nê-xi-a cao hơn Mi-an-ma.
C. Mi-an-ma thấp hơn Ma-lai-xi-a. D. Thái Lan cao hơn In-đô-nê-xi-a.
Câu 29: Cơ cấu lao động của nước ta hiện nay
A. tăng nhanh tỉ trọng cả nông thôn và thành thị.
B. có tỉ trọng cao nhất trong khu vực dịch vụ.
C. thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế.
D. thường xuyên ổn định, tỉ trọng không đổi.
Câu 30: Hoạt động nội thương của nước ta không đều giữa các vùng là do sự khác nhau về
A. chính sách phát triển nội thương, tốc độ gia tăng dân số.
B. cơ sở hạ tầng, hệ thống các trung tâm thương mại.
C. trình độ và năng suất lao động, khoa học công nghệ.
D. quy mô dân số, mức sống, trình độ phát triển kinh tế.
Câu 31: Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG SỮA TƯƠI VÀ SỮA BỘT CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2015 - 2021
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô sản lượng sữa tươi và sữa bột của nước ta giai đoạn 2015 - 2021, các dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp?
A. Đường, tròn, cột. B. Cột, đường, kết hợp.
C. Tròn, kết hợp, cột. D. Miền, cột, đường.
Câu 32: Khí hậu, thời tiết vùng núi Đông Bắc nước ta thất thường chủ yếu do chịu tác động của
A. độ cao địa hình, gió mùa mùa hạ, gió Tín phong bán cầu Bắc.
B. gió Tín phong bán cầu Bắc, vị trí địa lí, gió mùa mùa đông.
C. hướng nghiêng địa hình, độ rộng lãnh thổ, gió mùa Đông Nam.
D. độ rộng lãnh thổ, chiều dài đường bờ biển, gió mùa Đông Bắc.
Câu 33: Cho biểu đồ về diện tích và sản lượng cam, quýt của nước ta, giai đoạn 2015 - 2021:
5
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2022, https://www.gso.gov.vn)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng. B. Quy mô diện tích và sản lượng.
C. Sự thay đổi cơ cấu diện tích và sản lượng. D. Cơ cấu diện tích và sản lượng.
Câu 34: Mục đích chủ yếu của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là nhằm
A. đa dạng các hoạt động kinh tế, nâng cao mức sống.
B. thực hiện công nghiệp hóa, khai thác tốt thế mạnh.
C. giảm lũ lụt, sử dụng hiệu quả thế mạnh tự nhiên.
D. chuyển dịch cơ cấu sản xuất, điều hòa chế độ nước sông.
Câu 35: Giải pháp chủ yếu phát triển cây ăn quả ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. sử dụng các giống tốt, tăng cường thâm canh.
B. nâng cao chất lượng, gắn với thị trường tiêu thụ.
C. hợp tác nước ngoài, ứng dụng công nghệ mới.
D. nâng cao trình độ lao động, sản xuất trang trại.
Câu 36: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ xuất hiện loài thực vật phương Nam chủ yếu do
A. lãnh thổ hẹp ngang, gió Tín phong bán cầu Bắc mạnh, hạ áp Bắc Bộ.
B. hướng nghiêng địa hình, đường bờ biển dài, gió mùa Đông Nam mạnh.
C. suy yếu gió mùa Đông Bắc, hướng núi tây bắc - đông nam, nhiệt độ tăng.
D. địa hình cao, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, vị trí nội chí tuyến.
Câu 37: Sinh vật nước ta bảo toàn được tính nhiệt đới chủ yếu do
A. vị trí giao thoa của sinh vật, gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới.
B. gió mùa Đông Bắc theo đợt, vị trí nội chí tuyến, địa hình đồi núi thấp.
C. các hoàn lưu gió theo mùa, vị trí nội chí tuyến, hướng địa hình đa dạng.
D. phía Bắc gần chí tuyến, gió Tín Phong quanh năm, đồi núi diện tích rộng.
Câu 38: Titan trong các bãi cát ven biển ở nước ta thuận lợi để
A. phát triển ngành công nghiệp. B. xây dựng các bãi cho cá đẻ.
C. phát triển nghề làm muối. D. phát triển du lịch sinh thái.
Câu 39: Giải pháp chủ yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta là
A. nâng cao trình độ lao động, đẩy mạnh tiếp thị.
B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập quốc tế.
C. mở rộng thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài.
D. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị.
Câu 40: Biện pháp quan trọng nhất để tăng chi tiêu của khách du lịch ở nước ta là
A. đa dạng hóa các loại hình, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
B. đẩy mạnh hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, phát triển các cơ sở lưu trú.
C. tăng cường quảng bá du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm lưu niệm.
D. bảo vệ tài nguyên du lịch, hướng tới phát triển du lịch bền vững.
----- HẾT -----
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.B
2.D
3.B
4.D
5.C
6.D
7.D
8.A
9.A
10.A
11.D
12.B
13.B
14.A
15.B
16.D
17.B
18.B
19.C
20.C
21.D
22.A
23.D
24.C
25.B
26.D
27.C
28.B
29.C
30.D
31.B
32.B
33.B
34.B
35.B
36.C
37.B
38.A
39.D
40.A
Câu 1: Thiên tai nào sau đây thường xảy ra ở vùng núi nước ta vào mùa mưa?
A. Sóng thần. B. Lũ quét.C. Ngập úng. D. Ngập mặn.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Thiên tai thường xảy ra vào mùa mưa ở vùng núi nước ta là lũ quét.
Chọn B.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết hồ Trị An thuộc lưu vực hệ thống sông nào sau đây?
A. Sông Thu Bồn. B. Sông Ba. C. Sông Cả. D. Sông Đồng Nai.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Cách giải:
Hồ Trị An thuộc hệ thống sông Đồng Nai.
Chọn D.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, cho biết thủy điện sông Hinh thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Bình Định. B. Phú Yên.C. Khánh Hòa. D. Quảng Ngãi.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 28.
Cách giải:
Thuỷ điện sông Hinh thuộc tỉnh Phú Yên.
Chọn B.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các ngành công nghiệp trọng điểm, cho biết đường ống dẫn khí từ mỏ Cái Nước đến nhà máy nhiệt điện nào sau đây?
A. Bà Rịa. B. Thủ Đức. C. Phú Mĩ. D. Cà Mau.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 22.
Cách giải:
Đường ống dẫn khí từ mỏ Cái Nước đến nhà máy nhiệt điện Cà Mau.
Chọn D.
Câu 5: Hoạt động làm xói mòn đất ở đồi núi nước ta là
A. trồng cây công nghiệp. B. mở rộng diện tích rừng.
C. đốt rừng làm nương rẫy.D. sinh sống ở ven suối.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 15.
Cách giải:
Hoạt động làm xói mòn đất ở đồi núi nước ta là đốt rừng làm nương rẫy.8
Chọn C.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết vào tháng VII, trạm khí tượng nào có lượng mưa thấp nhất trong các trạm sau đây?
A. Hà Nội. B. Lạng Sơn. C. Sa Pa. D. Nha Trang.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Trạm khí tượng Nha Trang có lượng mưa tháng VII thấp nhất.
Chọn D.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang vùng Bắc Trung Bộ, cho biết mỏ sắt Thạch Khê thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Thanh Hóa. B. Nghệ An. C. Quảng Trị. D. Hà Tĩnh.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 13.
Cách giải:
Mỏ sắt Thạch Khê thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Chọn D.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Kinh tế chung, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Cầu Treo.B. Sơn La. C. Bờ Y. D. Tây Trang.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 17.
Cách giải:
Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo thuộc vùng Bắc Trung Bộ.
Chọn A.
Câu 9: Ở nước ta, nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho ngành sản xuất nước mắm là từ ngành
A. thủy sản.B. trồng trọt. C. chăn nuôi. D. lâm nghiệp.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Ở nước ta, nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho ngành sản xuất nước mắm là từ ngành thuỷ sản.
Chọn A.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết trong các đỉnh núi sau đây, đỉnh núi nào có độ cao lớn nhất?
A. Pu Si Lung.B. Pu Trà. C. Phu Hoạt. D. Pu Huổi Long.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, 14.
Cách giải:
Đỉnh núi Pu Si Lung có độ cao lớn nhất.
Chọn A.
Câu 11: Hoạt động công nghiệp ở nước ta hiện nay
A. phát triển mạnh công nghiệp hiện đại. B. phân bố đồng đều trên toàn lãnh thổ.
C. trung tâm công nghiệp chỉ ở đồng bằng. D. có nhiều thành phần kinh tế tham gia.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Hoạt động công nghiệp ở nước ta hiện nay có nhiều thành phần kinh tế tham gia.9
Chọn D.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Du lịch, cho biết điểm du lịch nào sau đây thuộc trung tâm du lịch Huế?
A. Đại Lãnh. B. Thuận An.C. Mũi Né. D. Sa Huỳnh.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 25.
Cách giải:
Điểm du lịch Thuận An thuộc trung tâm du lịch Huế.
Chọn B.
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số, cho biết thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Nghệ An. B. Quảng Bình.C. Quảng Nam. D. Hà Tĩnh.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 15.
Cách giải:
Thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình.
Chọn B.
Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Kinh tế chung, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Nha Trang.B. Vinh. C. Thanh Hóa. D. Huế.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 17.
Cách giải:
Trung tâm kinh tế Nha Trang thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ.
Chọn A.
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết trạm khí tượng nào sau đây thuộc vùng khí hậu Đông Bắc Bộ?
A. Thanh Hóa. B. Lạng Sơn.C. Đà Nẵng. D. Điện Biên Phủ.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Trạm khí tượng Lạng Sơn thuộc vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.
Chọn B.
Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...
Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết núi nào sau đây nằm gần hồ Dầu Tiếng nhất?
A. Núi Chứa Chan. B. Núi Braian.
C. Núi Bà Rá. D. Núi Bà Đen.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 29.
Cách giải:
Núi Bà Đen nằm gần hồ Dầu Tiếng.
Chọn D.
Câu 17: Ở nước ta, ngành công nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến là
A. phân phối điện. B. điện tử - tin học.C. khai thác dầu. D. khai thác than.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Ngành công nghiệp điện tử - tin học thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến. Ngành công nghiệp phân phối điện thuộc nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước; ngành công nghiệp khai thác dầu, khai thác than thuộc nhóm công nghiệp khai thác.
Chọn B.
Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Trung Quốc và giáp biển?
A. Thanh Hóa. B. Quảng Ninh.C. Hà Giang. D. Nghệ An.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5.
Cách giải:
Tỉnh Quảng Ninh giáp Trung Quốc và giáp biển.
Chọn B.
Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Vùng Đồng
bằng sông Hồng, cho biết tỉnh nào sau đây có công nghiệp khai thác bôxit?
A. Sơn La. B. Tuyên Quang. C. Cao Bằng.D. Quảng Ninh.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 26.
Cách giải:
Tỉnh Cao Bằng có ngành công nghiệp khai thác bôxit.
Chọn C.
Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Giao thông, cho biết đường số 2 nối Hà Nội với
nơi nào sau đây?
A. Bắc Kạn. B. Cao Bằng. C. Hà Giang.D. Mộc Châu.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 23.
Cách giải:
Đường số 2 nối Hà Nội với Hà Giang.
Chọn C.
Câu 21: Ngành chăn nuôi gà công nghiệp của nước ta hiện nay
A. là nguồn cung cấp thực phẩm chính. B. trang trại phát triển mạnh khắp cả nước.
C. phân bố tập trung ở các thành phố lớn. D. đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Ngành chăn nuôi gà công nghiệp của nước ta hiện nay đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá (do nhu cầu lớn, thị trường mở rộng).
Chọn D.
Câu 22: Cho biểu đồ:
(Số liệu theo Niên giám thống kê ASEAN 2022, https://www.aseanstats.org)
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) CỦA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM,
NĂM 2015, 2019 VÀ 2021
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về thay đổi tổng sản phẩm trong nước của Thái Lan và Việt Nam qua các năm?
A. Việt Nam tăng nhiều hơn Thái Lan.B. Thái Lan tăng nhanh hơn Việt Nam.
C. Thái Lan tăng nhiều hơn Việt Nam. D. Thái Lan tăng gấp hai lần Việt Nam.
Phương pháp:
Nhận xét biểu đồ.
Cách giải:
Việt Nam tăng nhiều hơn Thái Lan là nhận xét đúng về thay đổi tổng sản phẩm trong nước của Thái Lan và Việt Nam qua các năm.
Chọn A.11
Câu 23: Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta hiện nay
A. làm giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước. B. chỉ tập trung phát triển khu vực dịch vụ.
C. tương ứng với quá trình hiện đại hóa. D. hình thành nên các khu kinh tế cửa khẩu.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta hiện nay hình thành nên các khu kinh tế cửa khẩu. Các biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế: hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
Chọn D.
Câu 24: Tỉ lệ dân số thành thị của nước ta tăng chủ yếu do
A. tình hình an ninh chính trị ổn định. B. phổ biến lối sống thành thị rộng khắp.
C. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.D. đô thị đầu tiên xuất hiện từ rất sớm.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí dân cư.
Cách giải:
Tỉ lệ dân số thành thị của nước ta tăng chủ yếu do đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá. Quá trình công nghiệp hoá làm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch và mở rộng các đô thị.
Chọn C.
Câu 25: Ngành vận tải đường biển nước ta hiện nay
A. chỉ đảm nhận giao thông vận tải quốc tế. B. có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn.
C. đạt được trình độ cao hàng đầu thế giới. D. trở thành loại hình vận tải chủ yếu nhất.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Ngành vận tải đường biển nước ta hiện nay có khối lượng luân chuyển hàng hoá lớn do vận chuyển nhiều hàng hoá xuất khẩu.
Chọn B.
Câu 26: Lãnh thổ hẹp ngang với khoảng 7 độ kinh tuyến làm cho làm cho nước ta
A. trong năm, mọi nơi có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
B. có lượng mưa lớn và thảm thực vật xanh tốt quanh năm.
C. có gió Tín phong Bắc bán cầu hoạt động quanh năm.
D. toàn bộ phần đất liền của đất nước thuộc một múi giờ.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Lãnh thổ hẹp ngang với khoảng 7 độ kinh tuyến làm cho làm cho nước ta toàn bộ phần đất liền của đất nước thuộc một múi giờ. Do một múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.
Chọn D.
Câu 27: Ngành trồng cây công nghiệp của nước ta hiện nay
A. sản lượng lớn hoàn toàn phục vụ xuất khẩu. B. diện tích cây hàng năm tăng rất nhanh.
C. cây lâu năm có tỉ trọng cao trong cơ cấu.D. cây lâu năm phát triển mạnh ở đồng bằng.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Ngành trồng cây công nghiệp của nước ta hiện nay: cây lâu năm có tỉ trọng cao trong cơ cấu. Cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng cao và ngày càng tăng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp.
Chọn C.12
Câu 28: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2021
4
(Nguồn: Theo Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê 2021)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh về quy mô dân số của các quốc gia năm 2021?
A. Ma-lai-xi-a cao hơn Thái Lan. B. In-đô-nê-xi-a cao hơn Mi-an-ma.
C. Mi-an-ma thấp hơn Ma-lai-xi-a. D. Thái Lan cao hơn In-đô-nê-xi-a.
Phương pháp:
Nhận xét bảng số liệu.
Cách giải:
In-đô-nê-xi-a cao hơn Mi-an-ma.
- Công thức: Quy mô dân số (số dân) = Diện tích . Mật độ dân số
- Theo đề bài, ta cần đổi số liệu của diện tích từ nghìn km² => km² (nhân với 1 000)
Cơ cấu lao động của nước ta hiện nay thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế. Do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế nên cơ cấu lao động của nước ta hiện nay có sự thay đổi: giảm tỉ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tỉ trọng lao động tăng ở thành thị, giảm ở nông thôn.
Chọn C.
Câu 30: Hoạt động nội thương của nước ta không đều giữa các vùng là do sự khác nhau về
A. chính sách phát triển nội thương, tốc độ gia tăng dân số.
B. cơ sở hạ tầng, hệ thống các trung tâm thương mại.
C. trình độ và năng suất lao động, khoa học công nghệ.
D. quy mô dân số, mức sống, trình độ phát triển kinh tế.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Hoạt động nội thương của nước ta không đều giữa các vùng là do sự khác nhau về quy mô dân số, mức sống, trình độ phát triển kinh tế. Hoạt động nội thương (trao đổi buôn bán trong nước) phát triển dựa trên số dân, thu nhập và khả năng sản xuất của từng khu vực. Mỗi vùng có số dân, năng lực, mức thu nhập của người dân khác nhau sẽ làm hoạt động nội thương có sự phân hoá giữa các vùng.
Chọn D.
Câu 31: Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG SỮA TƯƠI VÀ SỮA BỘT CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2015 - 2021
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô sản lượng sữa tươi và sữa bột của nước ta giai đoạn 2015 - 2021, các dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp?
A. Đường, tròn, cột. B. Cột, đường, kết hợp.
C. Tròn, kết hợp, cột. D. Miền, cột, đường.
Phương pháp:
Nhận dạng biểu đồ.
Cách giải:13
Để thể hiện quy mô sản lượng sữa tươi và sữa bột của nước ta giai đoạn 2015 – 2021, các dạng biểu đồ cột, đường, kết hợp.
Chọn B.
Câu 32: Khí hậu, thời tiết vùng núi Đông Bắc nước ta thất thường chủ yếu do chịu tác động của
A. độ cao địa hình, gió mùa mùa hạ, gió Tín phong bán cầu Bắc.
B. gió Tín phong bán cầu Bắc, vị trí địa lí, gió mùa mùa đông.
C. hướng nghiêng địa hình, độ rộng lãnh thổ, gió mùa Đông Nam.
D. độ rộng lãnh thổ, chiều dài đường bờ biển, gió mùa Đông Bắc.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Khí hậu, thời tiết vùng núi Đông Bắc nước ta thất thường chủ yếu do chịu tác động của gió Tín phong bán cầu Nam, vị trí địa lí, gió mùa mùa đông. Với vị trí nằm ở nơi đón gió mùa Đông Bắc, vào mùa đông gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc) hoạt động theo từng đợt, Tín phong bán cầu Bắc mạnh lên, gây ra thời tiết ấm áp, hanh khô “bất thường” trong những ngày mùa đông.
Chọn B.
Câu 33: Cho biểu đồ về diện tích và sản lượng cam, quýt của nước ta, giai đoạn 2015 - 2021:
5
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2022, https://www.gso.gov.vn)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng. B. Quy mô diện tích và sản lượng.
C. Sự thay đổi cơ cấu diện tích và sản lượng. D. Cơ cấu diện tích và sản lượng.
Phương pháp:
Đặt tên biểu đồ.
Cách giải:
Biểu đồ thể hiện quy mô diện tích và sản lượng cam, quýt của nước ta giai đoạn 2015 – 2021.
Chọn B.
Câu 34: Mục đích chủ yếu của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là nhằm
A. đa dạng các hoạt động kinh tế, nâng cao mức sống.
B. thực hiện công nghiệp hóa, khai thác tốt thế mạnh.
C. giảm lũ lụt, sử dụng hiệu quả thế mạnh tự nhiên.
D. chuyển dịch cơ cấu sản xuất, điều hòa chế độ nước sông.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí các vùng kinh tế.
Cách giải:
Mục đích chủ yếu của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là nhằm thực hiện công nghiệp hóa, khai thác tốt thế mạnh. Việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nhằm nâng cao tỉ trọng công nghiệp thông qua ngành công nghiệp sản xuất điện từ đó làm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khai thác tốt thế mạnh sẵn có do vùng có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
Chọn B.
Câu 35: Giải pháp chủ yếu phát triển cây ăn quả ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. sử dụng các giống tốt, tăng cường thâm canh.
B. nâng cao chất lượng, gắn với thị trường tiêu thụ.
C. hợp tác nước ngoài, ứng dụng công nghệ mới.
D. nâng cao trình độ lao động, sản xuất trang trại.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí các vùng kinh tế.
Cách giải:
Giải pháp chủ yếu phát triển cây ăn quả ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là nâng cao chất lượng, gắn với thị trường tiêu thụ. Nâng cao chất lượng thông qua chế biến làm tăng giá trị sản phẩm cây ăn quả, gắn với thị trường tiêu thụ nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm.
Chọn B.
Câu 36: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ xuất hiện loài thực vật phương Nam chủ yếu do
A. lãnh thổ hẹp ngang, gió Tín phong bán cầu Bắc mạnh, hạ áp Bắc Bộ.
B. hướng nghiêng địa hình, đường bờ biển dài, gió mùa Đông Nam mạnh.
C. suy yếu gió mùa Đông Bắc, hướng núi tây bắc - đông nam, nhiệt độ tăng.
D. địa hình cao, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, vị trí nội chí tuyến.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ xuất hiện loài thực vật phương Nam chủ yếu do suy yếu gió mùa Đông Bắc, hướng núi tây bắc - đông nam, nhiệt độ tăng.
Vào mùa đông: ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ bị giảm sút do bức chắn của dãy Hoàng Liên Sơn (hướng tây bắc – đông nam) và sự suy yếu của gió khi di chuyển xuống phía nam.
Vào đầu mùa hạ: khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Đương di chuyển theo hướng tây nam khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào (đều có hướng tây bắc – đông nam), tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng làm cho nền nhiệt của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ tăng cao.
=> Nhiệt độ tăng cao làm xuất hiện các loài thực vật phương Nam.
Chọn C.
Câu 37: Sinh vật nước ta bảo toàn được tính nhiệt đới chủ yếu do
A. vị trí giao thoa của sinh vật, gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới.
B. gió mùa Đông Bắc theo đợt, vị trí nội chí tuyến, địa hình đồi núi thấp.
C. các hoàn lưu gió theo mùa, vị trí nội chí tuyến, hướng địa hình đa dạng.
D. phía Bắc gần chí tuyến, gió Tín Phong quanh năm, đồi núi diện tích rộng.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Sinh vật nước ta bảo toàn được tính nhiệt đới chủ yếu do gió mùa Đông Bắc theo đợt, vị trí nội chí tuyến, địa hình đồi núi thấp.
- Gió mùa Đông Bắc thổi theo đợt (thổi vào mùa đông) và ảnh hưởng chủ yếu ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Các miền còn lại ít hoặc không chịu ảnh hưởng nên thiên nhiên vẫn nổi bật với tính chất nhiệt đới.
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên mọi nơi trên lãnh thổ một năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, nhận được lượng nhiệt dồi dào, quy định tính chất nhiệt đới của nước ta.
- Lãnh thổ nước ta với ¾ diện tích là đồi núi. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,6℃ vì vậy nếu đồi núi nước ta có độ cao lớn thì tính chất nhiệt đới sẽ bị suy giảm. Vậy, nhân tố chủ yếu giúp thiên nhiên nước ta được bảo toàn tính nhiệt đới là địa hình nhiều đồi núi song chủ yếu là đồi núi thấp.
=> Ba nguyên nhân chủ yếu trên giúp thiên nhiên nước ta (trong đó có sinh vật) được bảo toàn tính nhệt đới.
Chọn B.
Câu 38: Titan trong các bãi cát ven biển ở nước ta thuận lợi để
A. phát triển ngành công nghiệp.B. xây dựng các bãi cho cá đẻ.
C. phát triển nghề làm muối. D. phát triển du lịch sinh thái.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Titan trong các bãi cát ven biển ở nước ta thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp.
- Titan được sử dụng đầu tiên là trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ quân sự vì khả năng kéo dãn tốt, chống ăn mòn tốt và khả năng chịu đựng nhiệt độ rất cao. Titan còn được sử dụng trong quân sự như: xe bọc thép, tàu hải quân, tàu vũ trụ, tên lửa và áo chống đạn.15
- Titan được sử dụng làm trang sức bắt mắt do đặc tính cứng và độ bền cao.
- Trong công nghiệp và y tế, titan được dùng làm thuốc nhuộm trắng trong sơn, kem đánh răng và nhựa, dùng trong sản xuất xi măng, đá quý và giấy; chế tạo các dụng cụ như: gậy đánh golf, gọng kính cao cấp, xe đạp, dụng cụ thí nghiệm,…
Chọn A.
Câu 39: Giải pháp chủ yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta là
A. nâng cao trình độ lao động, đẩy mạnh tiếp thị.
B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập quốc tế.
C. mở rộng thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài.
D. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Giải pháp chủ yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta là đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị.
Đầu tư theo chiều sâu nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng nguồn lực. Đầu tư theo chiều sâu cũng là hoạt động đầu tư được thực hiện trên cơ sở cải tạo, nâng cấp, đồng bộ hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có;… kết hợp với việc đổi mới trang thiết bị làm tăng chất lượng, giá trị các mặt hàng xuất khẩu, từ đó làm nâng cao khả năng cạnh tranh.
Chọn D.
Câu 40: Biện pháp quan trọng nhất để tăng chi tiêu của khách du lịch ở nước ta là
A. đa dạng hóa các loại hình, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
B. đẩy mạnh hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, phát triển các cơ sở lưu trú.
C. tăng cường quảng bá du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm lưu niệm.
D. bảo vệ tài nguyên du lịch, hướng tới phát triển du lịch bền vững.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Biện pháp quan trọng nhất để tăng chi tiêu của khách du lịch ở nước ta là đa dạng hóa các loại hình, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Đa dạng hoá các loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch mạo hiểm,… ; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch giúp làm hài lòng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch, từ đó làm tăng khả năng chi tiêu của khách du lịch.