15. Đề thi thử bám sát cấu trúc đề minh họa TN THPT 2024 - Môn Lịch Sử - Đề 15 - File word có lời giải
4/28/2024 10:30:08 PM
lehuynhson1 ...

 

ĐỀ THAM KHẢO

PHÁT TRIỂN MINH HỌA BGD 2024

ĐỀ SỐ 15

(Gồm ….trang)

ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam, cuộc khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ trong bối cảnh nào sau đây?

A. Tầng lớp tiểu tư sản trí thức tổ chức đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.

B. Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành xong cuộc bình định Việt Nam.

C. Giai cấp tư sản lãnh đạo đấu tranh chống độc quyền xuất khẩu gạo.

D. Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 2. Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng”?

        A. Hàn Quốc.                        B. Mĩ.                                C. Nhật Bản.                        D. Bỉ.

Câu 3. Việc sáp nhập và hợp nhất các công ti thành tập đoàn lớn trên thế giới trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay nhằm mục đích nào sau đây?

A. Tăng cường khả năng cạnh tranh.                        B. Thúc đẩy giao lưu văn hoá Đông - Tây.

C. Nâng vị thế của các cường quốc.                        D. Mở rộng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.

Câu 4. Kế hoạch nào sau đây được đế quốc Mĩ đề ra nhằm thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam?

A. Xtalây - Taylo.                                        B. Đánh nhanh thắng nhanh.

C. Đờ Lát đơ Tátxinhi.                                D. Diệt Cộng cầm Hồ.

Câu 5. Năm 1950, quốc gia nào sau đây ở châu Á tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hoà?

        A. Ai Cập.                        B. Ấn Độ.                        C. Libi.                        D. Cuba.

Câu 6. Cuộc Kháng chiến chống Pháp (1945-1954) ở Việt Nam kết thúc bằng giải pháp ngoại giao trên cơ sở thắng lợi quyết định của mặt trận

        A. quân sự.                        B. chính trị.                        C. văn hoá.                        D. kinh tế.

Câu 7. Trong thời kì 1945-1954, trận đánh nào sau đây quân dân Việt Nam mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông?

        A. Bình Giã.                        B. Đông Khê.                        C. Vạn Tường.                D. Núi Thành.

Câu 8. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước họp tại Sài Gòn (11-1975) đã nhất trí nội dung nào sau đây?

A. Chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

B. Tổ chức giải quyết khó khăn về giặc đói, giặc dốt, tài chính.

C. Xây dựng thể chế tam quyền phân lập trên phạm vi cả nước.

D. Thực hiện chủ trương mở cửa đổi mới đất nước trong lịch sử mới.

Câu 9. Trong phong trào dân tộc, dân chủ 1919-1930, công nhân Việt Nam có hoạt động nào sau đây?

A. Tham gia phong trào “vô sản hoá”.                B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.              

C. Bài trừ lực lượng nội phản thân Mĩ.                D. Xây dựng làng chiến đấu chống Mĩ.

Câu 10. Hội nghị Ianta (2-1945) thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt ở quốc gia nào sau đây?

        A. Lào.                        B. Anh.                        C. Hàn Quốc.                       D. Nhật Bản.

Câu 11. Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, nhân dân Việt Nam đã có tiến hành hoạt động nào sau đây?

A. Đánh đuổi phát xít Nhật.                                B. Tham gia Hội nghị thành lập Đảng.              

C. Thành lập chính phủ công nông.                        D. Tiêu diệt phát xít Đức.

Câu 12. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây thực hiện chính sách đối ngoại ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa?

        A. Thái Lan.                        B. Nhật Bản.                        C. Hàn Quốc.                        D. Liên Xô.

Câu 13. Trong những năm 1965-1968, nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam đế quốc Mĩ đã thực hiện thủ đoạn nào sau đây?

A. Mở các đợt phản công vào căn cứ Dương Minh Châu.        

B. Tăng cường hoạt động ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô.

C. Sử dụng quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân sang Lào.                

D. Kí Hiệp định Sơ bộ nhằm giảm bớt xương máu của người Mĩ.

Câu 14. Tháng 12-1989, tuyên bố nào sau đây đã được nguyên thủ hai siêu cường Xô - Mĩ cùng đưa ra trong cuộc gặp gỡ không chính thức?

A. Cùng nhau chi phối trật tự hai cực.                B. Chấm dứt Chiến tranh lạnh.        

C. Hợp tác trong công nghiệp vũ trụ.                        D. Huỷ bỏ chạy đua vũ trang.

Câu 15. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng xã hội nào sau đây là đối tượng của cách mạng Việt Nam?

        A. Đại địa chủ.                B. Tiểu tư sản.                        C. Tiểu địa chủ.                D. Tư sản dân tộc.

Câu 16. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây ở châu Phi đấu tranh giành quyền sống của con người?

        A. Thái Lan.                        B. Nam Phi.                        C. Nhật Bản.                        D. Việt Nam.

Câu 17. Phong trào Đồng khởi (1959-1960) của nhân dân miền Nam Việt Nam nổ ra tiêu biểu nhất ở tỉnh nào sau đây?

        A. Bình Định.                        B. Ninh Thuận.                C. Bến Tre.                        D. Quảng Ngãi.

Câu 18. Tháng 6 - 1912, người đã sáng lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội là

        A. Nguyễn Ái Quốc.                B. Phan Bội Châu.                C. Võ Nguyên Giáp.                D. Nguyễn Văn Cừ.

Câu 19. Những thắng lợi quân dân miền Nam Việt Nam trước chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), đã tác động đến việc

A. nội bộ Mĩ và chính quyền Sài Gòn càng thêm hoảng loạn.        

B. Pháp rút toàn bộ quân theo qui định của Hiệp định Giơnevơ.

C. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tranh lạnh.                

D. buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược.

Câu 20. Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây là chủ nợ lớn nhất thế giới?

        A. Nhật Bản.                        B. Hàn Quốc.                        C. Liên Xô.                        D. Thái Lan.

Câu 21. Nội dung nào sau đây là biện pháp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm khắc phục tình trạng hơn 90% dân số không biết chữ sau Cách mạng tháng Tám (1945)?

A. Thực hiện cải cách ruộng đất.                        B. Thành lập Nha bình dân học vụ.

C. Tiến hành công cuộc đổi mới.                        D. Mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 22. Hoạt động nào sau đây được tiến hành trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?

A. Tổ chức đón rước Gôđa đi từ Sài Gòn ra Hà Nội.

B. Tổ chức phong trào Đông Dương Đại hội.

C. Sự ra đời của lực lượng vũ trang ba thứ quân.

D. Biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động.

Câu 23. Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga?

A. Lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng.

B. Giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản.

C. Xóa bỏ tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

D. Lật đổ sự cầm quyền của giai cấp tư sản.

Câu 24. Năm 1947, quân dân Việt Nam phản công cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp với chiến dịch nào sau đây?

        A. Việt Bắc thu - đông.                                 B. Huế - Đà Nẵng.                 

        C. Điện Biên Phủ.                                         D. Biên giới thu - đông.

Câu 25. Sự kiện nào sau đây đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Á?

A. Liên Xô tham chiến ở châu Á.                        B. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh.

C. Mĩ tham chiến ở châu Âu.                                D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.

Câu 26. Nội dung nào sau đây là tác động từ thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của trật tự Vécxai - Oasinhtơn.

B. Góp phần thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của các nước đế quốc.

C. Dẫn đến sự xác lập của trật tự đa cực nhiều trung tâm.

D. Đánh dấu hệ thống tư bản không còn là duy nhất trên thế giới.

Câu 27. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của phong trào dân chủ (1936-1939) ở Việt Nam?

A. Chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp.

B. Gây dựng cơ sở cho chế độ xã hội mới.

C. Lực lượng chính trị cách mạng phát triển.                

D. Đưa nhân dân lên địa vị làm chủ thế giới.

Câu 28. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929) có hệ quả nào sau đây đối với Việt Nam?

A. Dẫn tới sự ra đời của giai cấp công nhân.                

B. Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước, dân tộc.

C. Tạo điều kiện cho công nghiệp nặng phát triển.        

D. Tạo cơ sở xã hội để tiếp thu các tư tưởng mới.

Câu 29. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973)?

A. Mở ra một kỉ nguyên mới độc lập và thống nhất cho dân tộc Việt Nam.

B. Nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” của nhân dân Việt Nam cơ bản hoàn thành.

C. Tạo ra thời cơ thuận lợi để hai miền Nam - Bắc thống nhất đất nước về mặt chính trị.

D. Đánh dấu kết thúc cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân Việt Nam.

Câu 30. Sự liên minh chặt chẽ của các nước Tây Âu với Mĩ (1945-1950) được biểu hiện qua việc

A. tham gia khối quân sự NATO.                         B. chủ động rút lui khỏi khu vực châu Á.

C. thành lập Liên minh châu Âu.                        D. tổ chức bầu cử Nghị viện toàn châu Âu.

Câu 31. Nội dung nào sau đây là bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng (1930-1931) được Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945)?

A. Lực lượng vũ trang là nhân tố quyết định thành công của tổng khởi nghĩa.       

B. Lãnh đạo cách mạng là mặt trận toàn dân tộc bước đầu gây dựng được cơ sở. 

C. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, sử dụng lực lượng chính trị.   

D. Tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng. 

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...