34. Đề thi thử bám sát cấu trúc đề minh họa TN THPT 2024 - Môn Lịch Sử - Đề 34 - File word có lời giải
6/8/2024 8:08:37 AM
lehuynhson1 ...

 

ĐỀ THAM KHẢO

PHÁT TRIỂN MINH HỌA BGD 2024

ĐỀ SỐ 34

(Gồm ….trang)

ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam, cuộc khởi nghĩa Hương Khê nằm trong phong trào nào sau đây?

                A. Duy tân.                B. Cần Vương.                C. Dân chủ.                D. Đông du.

Câu 2. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1991), giới cầm quyền quốc gia nào sau đây tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới?

                A. Mĩ.                B. Áo.                C. Cuba.                D. Chilê.

Câu 3. Toàn cầu hóa là kết quả quá trình tăng lên mạnh mẽ của

                A. giá trị kinh tế.                         B. lực lượng sản xuất.

                C. tình hình chính trị.                 D. quan hệ sản xuất.

Câu 4. Trong thời kì thực hiện chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ lập Ấp chiến lược nhằm mục đích nào sau đây?

A. Cô lập cuộc kháng chiến của Việt Nam với quốc tế.

B. Cô lập nhân dân với lực lượng cách mạng miền Nam.

C. Cô lập nhân dân miền Nam với chính quyền Sài Gòn.                

D. Tạo điều kiện cho kinh tế miền Nam phát triển.

Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân quốc gia nào sau đây đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập?

                A. Libi.                B. Pêru.                C. Ấn Độ.                        D. Ai Cập.

Câu 6. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ thu - đông 1953, thực dân Pháp tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở nơi nào sau đây?

                A. Đông Nam bộ.                        B. Đồng bằng Bắc Bộ.        

                C. Bắc Tây Nguyên.                        D. Duyên hải Trung bộ.

Câu 7. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà được quốc gia nào sau đây ở châu Âu công nhận và đặt ngoại giao đầu tiên?

                A. Nam Phí.                B. Nhật Bản.                C. Liên Xô.                 D. Hàn Quốc.

Câu 8. Trong đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12 - 1986), nội dung nào sau đây là một trong những chủ trương đổi mới về chính trị?

        A. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.                   

          B. Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung.

             C. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.        

        D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

Câu 9. Trong giai đoạn 1925-1930, tổ chức nào sau đây ra đời ở Việt Nam?

         A. Mặt trận Việt Minh.                                B. Việt Nam Giải phóng quân.

         C. Việt Nam Quốc dân Đảng.                                D. Mặt trận Liên Việt.

Câu 10. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), việc thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp quân phiệt Nhật Bản tại phía Nam vĩ tuyến 38 của bán đảo Triều Tiên được giao cho quân đội

            A. Bỉ.                                 B. Mĩ.                                 C. Đức.                        D. Anh.

Câu 11. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11-1939) xác định đặt nhiệm vụ

A. giải phóng dân tộc lên hàng đầu.                        B. giải phóng giai cấp lên hàng đầu.              

C. chống chiến tranh lên hàng đầu.                        D. chống phong kiến lên hàng đầu.

Câu 12. Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đạt được thành tựu nào sau đây?

A. Là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trên thế giới.

B. Trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao.

C. Trở thành cường quốc công nghiệp lớn nhất trên thế giới.

D. Là quốc gia đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử.

Câu 13. Chiến thắng nào sau đây khẳng định quân dân Miền Nam có thể đánh bại quân viễn chinh Mĩ trong chiến tranh cục bộ (1965-1968)?

        A. Vạn Tường.                 B. Ba Gia.                         C. Bình Giã.                        D. Ấp Bắc.

Câu 14. Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì khởi đầu Chiến tranh lạnh (1947-1955)?

         A. Tổ chức Liên minh châu Âu phát hành đồng tiền chung châu Âu (EURO).

             B. Hai nhà lãnh đạo đứng đầu của Mĩ và Liên Xô gặp nhau tại đảo Manta (Địa Trung Hải).

            C. Mĩ và 11 nước phương Tây thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

             D. Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Câu 15. Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước Tuynidi, Ma rốc ...thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri năm 1921 nhằm tập hợp

          A. nhân dân thuộc địa sống trên đất Pháp chống chủ nghĩa thực dân.

            B. nhân dân trên toàn thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Pháp.        

              C. nhân dân tất cả các nước thuộc địa biểu tình chống thực dân Pháp.

              D. chỉ những người yêu nước ở Đông Dương chống thực dân Pháp.

Câu 16. Chiến tranh thế giới thứ hai, những quốc gia nào sau đây ở châu Phi giành được độc lập dân tộc sớm nhất?

        A. Cuba, Pêru.                        B. Ai Cập, Li Bi.                C. Marốc, Séc.                D. Ấn Độ, Chilê.

Câu 17. Hình thức chính quyền được thành lập sau thắng lợi của phong trào Đồng khởi (1959-1960) là Ủy ban

A. hành chính các cấp.                                 B. nhân dân các cấp.

C. nhân dân tự quản.                                        D. hành chính tự quản.

Câu 18. Đầu thế kỉ XX, cuộc vận động nào sau đây gắn liền với tên tuổi của Phan Châu Trinh?

           A. Đông du.                        B. Hòa bình.                        C. Duy tân.                        D. Văn hóa.

Câu 19. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân và dân Việt Nam lần lượt trải qua các chiến dịch nào sau đây?

A. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.        

B. Đường 14 – Phước Long, Tây Nguyên.

C. Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh.        

D. Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng.

Câu 20. Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, khu vực nào sau đây trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới?

        A. Đông Nam Á.                B. Đông Bắc Á.                C. Đông Âu.                        D. Tây Âu.

Câu 21. Với Tạm ước 14 - 9 - 1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về

A. chính trị - quân sự.                                        B. kinh tế - quân sự.

C. kinh tế - chính trị.                                        D. kinh tế - văn hoá.

Câu 22. Trong phong trào cách mạng 1930-1931, nhân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây?

A. Phổ cập giáo dục tiểu học.                                B. Phá kho thóc Nhật, giải quyết nạn đói.

C. Đấu tranh đòi giảm sưu, giảm thuế.                 D. Tiến hành Tổng khởi nghĩa.

Câu 23. Lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở nước Nga là giai cấp

        A. tư sản.                        B. nông dân.                        C. vô sản.                        D. địa chủ.

Câu 24. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 của quân dân Việt Nam có ý nghĩa chiến lược là

A. chứng tỏ sự trưởng thành của quân đội chính qui.

B. làm suy yếu hoàn toàn quân đội viễn chinh Pháp.

C. buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.

D. giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ.

Câu 25. Sự kiện nào sau đây của Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam năm 1945?

A. Phát xít Đức tấn công Ba Lan.                        B. Nhật Bản tấn công Mĩ tại Trân Châu Cảng.

C. Phát xít Đức tấn công nước Anh.                        D. Liên Xô và Đồng minh đánh bại phát xít Nhật.

Câu 26. Phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu đều

        A. tiến lên chủ nghĩa xã hội sau khi giành độc lập.

           B. đặt dưới sự lãnh đạo của chính đảng vô sản.

             C. diễn ra đồng đều trên phạm vi toàn khu vực.

            D. có nhiệm vụ đấu tranh là chống chế độ độc tài thân Mĩ.

Câu 27. Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam bùng nổ xuất phát từ

A. phản ứng tất yếu của giai cấp công nhân.                    B. yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc.

C. sự ủy nhiệm của phong trào cách mạng thế giới.           D. nhu cầu của mọi giai cấp trong xã hội.

Câu 28. Nội dung nào sau đây là một trong những điểm hạn chế của Luận cương tháng 10-1930?

A. Chỉ cụ thể hóa được mối quan hệ trong chống đế quốc.        

B. Không đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

C. Xác định lực lượng cách mạng là toàn dân tộc.                

D. Nhiệm vụ giải phóng giai cấp không đưa lên hàng đầu.

Câu 29. Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam (1930-1975) do Đảng đề ra và thực hiện thành công là

A. tự do dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

B. cải cách ruộng đất và chủ nghĩa xã hội.

C. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

D. giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.

Câu 30. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do

        A. bóc lột từ hệ thống thuộc địa.                        B. giá nguyên, nhiên liệu giảm.                

        C. chi phí quốc phòng giảm.                                D. có sự điều chỉnh kịp thời.

Câu 31. Các phong trào cách mạng ở Việt Nam thời kì 1930-1945 đều cho thấy

        A. vai trò lãnh đạo quần chúng đấu tranh chính trị và vũ trang của chính đảng cách mạng.

           B. tầm quan trọng của công tác xây dựng lực lượng chính trị và căn cứ địa cách mạng.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...