SỞ GD VÀ ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU (Đề thi có ____ trang) |
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Bài thi: KHXH; Môn thi: ĐỊA Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: .........................................................................
1
Câu 1: Đồng bằng Nam Bộ được hình thành chủ yếu do tác động kết hợp của
A. phù sa sông bồi tụ, thảm thực vật biển, sóng biển, độ mặn của nước biển.
B. sự thay đổi của mực nước biển, độ mặn của muối, dòng biển nóng, lạnh.
C. trầm tích phù sa sông bồi dần, sự thay đổi của mực nước biển, sóng biển.
D. độ mặn của nước biển, sự thay đổi của mực nước biển, thực vật biến đổi.
Câu 2: Ý nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm?
A. Sử dụng rất ít lao động trình độ cao. B. Có thể mạnh lâu dài.
C. Hiệu quả kinh tế cao. D. Tác động mạnh mẽ đến ngành khác.
A. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc, hướng của dãy núi Trường Sơn, bão.
B. gió Tây, dây núi Trường Sơn Nam, gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới.
C. gió đông bắc, địa hình, khối khí nóng ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương, vị trí địa lí.
D. Tín phong bán cầu Bắc, vị trí địa lí, gió phơn Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 4: Chế độ nước sông ở nước ta phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố nào sau đây?
A. Độ cao của địa hình, lớp phủ thực vật, tổng lượng mưa.
B. Lưu vực sông, địa hình, chế độ mưa, lớp phủ thực vật.
C. Chế độ mưa, hướng của dòng chảy, cơn bão nhiệt đới.
D. Địa hình, lưu lượng nước, chế độ mưa, hướng địa hình.
A. Phú Quốc. B. Côn Đảo. C. Tràm Chim. D. Cát Bà.
Câu 6: Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để ổn định sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?
A. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
B. Mở rộng thị trường, hình thành các vùng chuyên canh.
C. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến, thay đổi giống cây trồng
D. Hình thành các vùng chuyên canh, thay đổi giống cây trồng.
A. Cơ động, thích nghi với điều kiện địa hình, vận chuyển chủ yếu hàng xuất và nhập khẩu.2
B. Quãng đường vận chuyển rất dài, chủ yếu là phương tiện chính để giao lưu với quốc tế.
C. Phân bố rộng khắp cả nước, đảm nhận vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu hàng hóa.
D. Loại hình phù hợp với nước ta, thích hợp với việc vận chuyển ở cự li ngắn và trung bình.
A. An Giang. B. Cà Mau. C. Đồng Tháp. D. Kiên Giang.
Câu 9: Các nhân tố nào sau đây là chủ yếu tạo nên mùa mưa ở Trung Bộ nước ta?
A. Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới.
B. Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới, bão.
C. Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.
D. Gió mùa Đông Bắc, gió Tây, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới.
A. Nuôi trồng của Hậu Giang lớn hơn Đồng Tháp.
B. Khai thác của Bình Thuận nhỏ hơn Hậu Giang.
C. Khai thác của Kiên Giang lớn hơn Đồng Tháp.
D. Nuôi trồng của Cà Mau nhỏ hơn Đồng Tháp.
A. Tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động.
B. Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
D. Tạo điều kiện để hội nhập vào thị trường thế giới.
A. Kon Tum. B. Gia Lai. C. An Giang. D. Đắk Lắk.
A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn. B. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn.
C. Nhiệt độ trung bình tháng VII cao hơn. D. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn.
A. Di Linh B. Gia Nghĩa. C. Đồng Xoài. D. An Khê.
A. Thái Nguyên. B. Hải Phòng. C. Bến Tre. D. TP. Hồ Chí Minh.
3 A. Lực Côriôlit và sự chênh lệch nhiệt độ không khí giữa hai sườn của dãy Trường Sơn.
B. Bề mặt đệm là đồng bằng ven biển cấu tạo bởi vật liệu phù sa biển, cát và ít thực vật.
C. Lực Côriôlit và áp thấp Bắc Bộ phát triển mạnh với tâm áp ở Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng núi tây bắc - đông nam vuông góc với hướng gió.
Câu 17: Công nghiệp điện ngày càng phát triển do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Nguồn vốn lớn, chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhiều sông, suối.
B. Sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao, có tiềm năng phát triển.
C. Được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt, vốn đầu tư ngành điện lực lớn.
D. Nhiều tiềm năng để phát triển, vốn đầu tư lớn, nhu cầu ngành kinh tế.
A. Sông Hồng. B. Sông Mã. C. Sông Cả. D. Sông Đồng Nai.
Câu 19: Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của quá trình bóc mòn chủ yếu do
A. mức độ chia cắt địa hình lớn, khí hậu nóng ẩm, vỏ phong hóa dày.
B. núi đá vôi trải rộng, mưa lớn, tập trung, lớp phủ thực vật bị tàn phá.
C. chế độ thủy triều phức tạp, vùng biển rộng, khí hậu nóng, mưa mùa.
D. bờ biển dài, nhiều đồi núi, sườn dốc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
A. Cửa Gianh. B. Cửa Nhượng. C. Cửa Thuận An. D. Cửa Nam Triệu.
Câu 21: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế nước ta hiện nay có nhiều thay đổi chủ yếu do
A. phát triển kinh tế nhiều thành phần. B. tăng cường mở rộng các thành phố.
C. hội nhập kinh tế toàn cầu sâu rộng. D. thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá.
Câu 22: Tỉ lệ dân thành thị nước ta hiện nay
A. còn thấp so với thế giới và khu vực. B. lớn hơn rất nhiều so với nông thôn.
C. không có sự thay đổi qua các năm. D. gia tăng đều nhau ở khắp các vùng.
A. Cổ Định. B. Tiền Hải. C. Quỳ Châu. D. Thạch Khê.
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG HỒ TIÊU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thông kê, 2021)
A. Đường. B. Tròn. C. Cột. D. Miền.
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI
Biểu đồ thích hợp thể hiện nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội là
A. biểu đồ cột chồng. B. biểu đồ kết hợp cột và đường.
C. biểu đồ thanh ngang. D. biểu đồ đường.
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA CÁC ĐỊA ĐIỂM
A. cột ghép. B. miền. C. đường. D. tròn.
Câu 27: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực kinh tế Nhà nước ở Việt Nam?
A. Tỉ trọng có xu hướng giảm trong cơ cấu GDP.
B. Tỉ trọng giữ ổn định trong cơ cấu GDP.
C. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
D. Quản lí các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt.
(Số liệu theo Niên giảm thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô và cơ cấu sản lượng. B. Cơ cấu sản lượng.
C. Quy mô sản lượng. D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng.
A. Tín phong bán cầu Bắc, hoạt động của gió mùa, vị trí địa lí và địa hình.
B. gió mùa Tây Nam, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, vị trí địa lí.
C. gió mùa Đông Bắc, Tín phong bán cầu Bắc, vị trí địa lí và địa hình núi.
D. gió tây nam thổi vào mùa hạ, vị trí địa lí, độ cao và hướng các dãy núi.
Câu 30: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên đặc điểm cơ bản của tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là do
A. gió mùa Đông Bắc giảm sút, vị trí địa lí, ngoại lực có tác động mạnh.
B. địa hình núi cao, gió mùa Đông Bắc giảm sút, các quá trình ngoại lực.
C. vận động kiến tạo, gió mùa Đông Bắc giảm sút, đặc điểm vị trí địa lí.
D. vận động kiến tạo, vị trí địa lí, tác động của Tín phong bản cầu Bắc.
Câu 31: Trị giá xuất khẩu của nước ta hiện nay có nhiều thay đổi chủ yếu do
A. cơ cấu kinh tế thay đổi, có nhiều ngành mới. B. kinh tế tăng trưởng, hội nhập toàn cầu rộng.
C. đô thị mở rộng, chất lượng cuộc sống tăng. D. sản xuất phát triển, đẩy mạnh công nghiệp.
A. Bình Định. B. Quảng Ngãi. C. Phú Yên. D. Quảng Nam.
A. cây lương thực. B. cây rau đậu. C. cây công nghiệp. D. cây ăn quả.6
A. Yên Bái. B. Lai Châu. C. Điện Biên. D. Sơn La.
SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH LUẬN CHUYÊN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022)
A. Đường, tròn, cột. B. Tròn, đường, miền. C. Cột, đường, miền. D. Miền, cột, tròn.
A. Vùng biển rộng, giàu tài nguyên khoáng sản.
C. Có nhiều bão, áp thấp và các đợt không khí lạnh.
D. Nhiều vũng, vịnh, đầm phá ven bờ.
A. Huế. B. Vinh. C. Hà Nội. D. Đà Nẵng.
A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Tây Nguyên.
A. Công nghiệp chế biến lương thực phân bố rộng rãi.
B. Hải Phòng, Biên Hòa là các trung tâm quy mô lớn.
C. Có các trung tâm với quy mô rất lớn, lớn, vừa, nhỏ.
D. Đà Nẵng và Vũng Tàu có cơ cấu ngành giống nhau.
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu sản lượng. B. Quy mô và tốc độ tăng trưởng sản lượng.
C. Tình hình phát triển và cơ cấu sản lượng. D. Cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sản lượng.
----- HẾT -----
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.C |
2.A |
3.C |
4.B |
5.C |
6.A |
7.D |
8.D |
9.C |
10.C |
11.D |
12.C |
13.D |
14.A |
15.B |
16.C |
17.B |
18.B |
19.D |
20.D |
21.D |
22.A |
23.A |
24.A |
25.B |
26.A |
27.B |
28.C |
29.A |
30.C |
31.B |
32.D |
33.A |
34.A |
35.D |
36.C |
37.B |
38.D |
39.D |
40.B |
1Câu 1: Đồng bằng Nam Bộ được hình thành chủ yếu do tác động kết hợp của
A. phù sa sông bồi tụ, thảm thực vật biển, sóng biển, độ mặn của nước biển.
B. sự thay đổi của mực nước biển, độ mặn của muối, dòng biển nóng, lạnh.
C. trầm tích phù sa sông bồi dần, sự thay đổi của mực nước biển, sóng biển.
D. độ mặn của nước biển, sự thay đổi của mực nước biển, thực vật biến đổi.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Đồng bằng Nam Bộ được hình thành chủ yếu do tác động kết hợp của trầm tích phù sa sông bồi dẫn, sự thay đổi của mực nước biển, sóng biển.
Chọn C.
Câu 2: Ý nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm?
A. Sử dụng rất ít lao động trình độ cao. B. Có thể mạnh lâu dài.
C. Hiệu quả kinh tế cao. D. Tác động mạnh mẽ đến ngành khác.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí các ngành kinh tế.
Cách giải:
Sử dụng rất ít lao động trình độ cao là nhận định không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm. Công nghiệp trọng điểm là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
Chọn A.
Câu 3: Vùng Tây Nguyên có thời gian bắt đầu mùa mưa và mùa khô khác với vùng Nam Trung Bộ chủ yếu do tác động của
A. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc, hướng của dãy núi Trường Sơn, bão.
B. gió Tây, dây núi Trường Sơn Nam, gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới.
C. gió đông bắc, địa hình, khối khí nóng ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương, vị trí địa lí.
D. Tín phong bán cầu Bắc, vị trí địa lí, gió phơn Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Vùng Tây Nguyên có thời gian bắt đầu mùa mưa và mùa khô khác với vùng Nam Trung Bộ chủ yếu do tác động của gió đông bắc, địa hình, khối khí nóng ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương, vị trí địa lí.
- Gió hướng đông bắc (Tín phong bán cầu Bắc) thổi từ tháng XI đến tháng IV năm sau chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ (trong đó có vùng Nam Trung Bộ) và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Tây Nguyên.
- Vào đầu mùa hạ, khối khí nóng ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn hướng tây bắc – đông nam, khối khí trở nên khô nóng và gây ra mùa khô ở vùng Nam Trung Bộ (do vị trí của vùng nằm ở phía đông dãy Trường Sơn).
Chọn C.
Câu 4: Chế độ nước sông ở nước ta phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố nào sau đây?
A. Độ cao của địa hình, lớp phủ thực vật, tổng lượng mưa.
B. Lưu vực sông, địa hình, chế độ mưa, lớp phủ thực vật.
C. Chế độ mưa, hướng của dòng chảy, cơn bão nhiệt đới.
D. Địa hình, lưu lượng nước, chế độ mưa, hướng địa hình.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Chế độ nước sông ở nước ta phụ thuộc chủ yếu vào lưu vực sông, địa hình, chế độ mưa, lớp phủ thực vật.
- Lưu vực sông: lưu vực lớn thì lượng nước nhiều và ngược lại.
- Địa hình:
+ Vùng đồi núi có đô dốc lớn: nước chảy mạnh, lũ lên nhanh.
+ Vùng đồng bằng địa hình bằng phẳng: nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.
- Chế độ mưa:
+ Mùa mưa: tương ứng với mùa lũ.
+ Mùa khô: tương ứng với mùa cạn.
+ Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến thất thường.
- Lớp phủ thực vật:
+ Lớp phủ thực vật phát triển mạnh: điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt.
+ Lớp phủ thực vật bị phá hủy: chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt.
Chọn B.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Du lịch, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đất liền?
A. Phú Quốc. B. Côn Đảo. C. Tràm Chim. D. Cát Bà.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 25.
Cách giải:
Vườn quốc gia Tràm Chim nằm trên đất liền.
Chọn C.
Câu 6: Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để ổn định sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?
A. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
B. Mở rộng thị trường, hình thành các vùng chuyên canh.
C. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến, thay đổi giống cây trồng
D. Hình thành các vùng chuyên canh, thay đổi giống cây trồng.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí các ngành kinh tế.
Cách giải:
Giải pháp quan trọng nhất để ổn định sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là mở rộng thị trường, đẩy mạnh công nghiệp chế biến. Do thị trường là nguyên nhân chính làm biến động tình hình sản xuất cây công nghiệp ở nước ta nên cần phải mở rộng thị trường nhằm tránh phụ thuộc vào một hoặc một vài thị trường nhất định. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các sản phẩm, giúp đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế => mở rộng thị trường xuất khẩu.
Chọn A.
Câu 7: Đường bộ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Cơ động, thích nghi với điều kiện địa hình, vận chuyển chủ yếu hàng xuất và nhập khẩu.2
B. Quãng đường vận chuyển rất dài, chủ yếu là phương tiện chính để giao lưu với quốc tế.
C. Phân bố rộng khắp cả nước, đảm nhận vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu hàng hóa.
D. Loại hình phù hợp với nước ta, thích hợp với việc vận chuyển ở cự li ngắn và trung bình.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí các ngành kinh tế.
Cách giải:10
Đường bộ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa do nguyên nhân chủ yếu là loại hình phù hợp với nước ta, thích hợp với việc vận chuyển ở cự li ngắn và trung bình.
Chọn D.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Campu-chia cả trên đất liền và trên biển?
A. An Giang. B. Cà Mau. C. Đồng Tháp. D. Kiên Giang.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5.
Cách giải:
Kiên Giang là tỉnh giáp với Cam-pu-chia cả trên đất liền và trên biển.
Chọn D.
Câu 9: Các nhân tố nào sau đây là chủ yếu tạo nên mùa mưa ở Trung Bộ nước ta?
A. Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới.
B. Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới, bão.
C. Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.
D. Gió mùa Đông Bắc, gió Tây, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Các nhân tố chủ yếu tạo nên mùa mưa ở Trung Bộ nước ta: gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.
- Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới, bão là nguyên nhân chính gây mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
- Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc vào mùa đông gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ.
- Tải bản word trên website Tailieuchuan.vn
Chọn C.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Lâm nghiệp và thuỷ sản, cho biết phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh sản lượng thuỷ sản của một số tỉnh?
A. Nuôi trồng của Hậu Giang lớn hơn Đồng Tháp.
B. Khai thác của Bình Thuận nhỏ hơn Hậu Giang.
C. Khai thác của Kiên Giang lớn hơn Đồng Tháp.
D. Nuôi trồng của Cà Mau nhỏ hơn Đồng Tháp.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 20.
Cách giải:
Khai thác của Kiên Giang lớn hơn Đồng Tháp là phát biểu đúng khi so sánh sản lượng thuỷ sản của một số tỉnh.
Chọn C.