UBND TỈNH HẢI DƯƠNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có ____ trang) |
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Bài thi: KHXH; Môn thi: ĐỊA Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: .........................................................................
Câu 1: Theo mục đích sử dụng, rừng nước ta được chia thành
A. rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
B. rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng thưa.
C. rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng rậm.
D. rừng sản xuất, rừng tre nứa, rừng đặc dụng.
A. Thái Nguyên. B. Hải Phòng. C. Nam Định. D. Hải Dương.
A. Khánh Hoà. B. Vĩnh Phúc. C. Lai Châu. D. Thái Bình.
A. Đất feralit trên đá vôi. B. Đất feralit trên đá badan.
C. Đất cát biển. D. Đất phù sa sông.
Câu 5: Thiên tai nào sau đây xảy ra bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng ở miền núi nước ta?
A. Ngập lụt. B. Lũ quét. C. Động đất. D. Bão.
A. Cần Thơ. B. Cà Mau. C. Biên Hòa. D. Đà Nẵng.
Câu 7: Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta
A. tăng giảm không theo quy luật. B. giảm dần từ Bắc vào Nam.
C. tăng dần từ Bắc vào Nam. D. đồng đều trong cả năm.
A. Nông, lâm sản. B. Công nghiệp nặng và khoáng sản.
C. Nguyên, nhiên, vật liệu. D. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
Câu 9: Đặc điểm địa hình nổi bật của đồng bằng Nam Bộ nước ta là
A. đường bờ biển khúc khuỷu. B. thềm lục địa rộng, nông.
C. phổ biến cồn cát, đầm phá. D. nhiều vũng, vịnh nước sâu.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không phải đặc điểm của giới sinh vật trong vùng biển nước ta?
A. Tiêu biểu cho vùng nhiệt đới. B. Năng suất sinh học cao.
C. Chủ yếu là các loài di cư theo mùa. D. Rất giàu về thành phần loài.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng
A. Cao Bằng. B. Hà Giang. C. Quảng Ninh. D. Lạng Sơn.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng về vùng núi Tây Bắc nước ta?
A. Hướng chủ yếu tây bắc - đông nam. B. Ở phía đông thung lũng sông Hồng.
C. Địa hình gồm các khối núi, cao nguyên. D. Địa hình gồm bốn cánh cung núi lớn.
A. Quảng Ngãi. B. Quảng Nam. C. Gia Lai. D. Kon Tum.
A. Vàng Danh, Cẩm Phả. B. Trấn Yên, Quỳ Châu.
C. Vàng Danh, Văn Bàn. D. Trấn Yên, Văn Bàn.
Câu 16: Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất ở nước ta hiện nay là
A. nhanh chóng khắc phục hậu quả của bão. B. huy động sức người, sức của để chống bão.
C. củng cố hệ thống đê chắn sóng ven biển. D. dự báo chính xác cấp độ và hướng di chuyển.
A. Tháng 12. B. Tháng 8. C. Tháng 9. D. Tháng 11.
Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Giao thông, cho biết cảng nào sau đây là cảng biển?
A. Cảng Kiên Lương. B. Cảng Cần Thơ. C. Cảng Mỹ Tho. D. Cảng Trà Vinh.
Câu 19: Nước ta có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng chủ yếu do
A. địa hình đồi núi thấp, giáp biển Đông. B. nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới.
C. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa. D. hình dáng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài.
A. Cao su. B. Dừa. C. Mía. D. Chè.
Câu 21: Tài nguyên đất ở vùng đồi núi nước ta dễ bị suy thoái là do
A. canh tác không hợp lí, địa hình núi cao, lượng mưa ít.
B. mưa theo mùa, địa hình đồi thấp, lớp vỏ phong hóa dày.
C. địa hình dốc, mưa lớn tập trung, mất lớp phủ thực vật.
D. lớp phủ thực vật mỏng, mùa khô kéo dài, nhiệt độ cao.
Câu 22: Ở ven bờ biển nước ta, độ muối của nước biển thay đổi theo mùa chủ yếu do
A. thay đổi địa hình ven bờ và mạng lưới sông ngòi.
B. chế độ mưa phân hoá, hoạt động của các hải lưu.
C. chế độ nước sông và hoạt động của các khối khí.
D. thềm lục địa thay đổi độ sâu và gió mùa hoat động.
Câu 23: Cho biểu đồ về diện tích các loại cây hàng năm của nước ta năm 2010 và năm 2019
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô và tốc độ tăng cơ cấu diện tích. B. Sự tăng trưởng và thay đổi quy mô diện tích.
C. Chuyển dịch và tốc độ tăng cơ cấu diện tích. D. Cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu diện tích.
A. Thành phố Hồ Chí Minh giáp biển Đông. B. Cà Mau là tỉnh nằm xa nhất về phía nam.
C. Điện Biên nằm ở phía tây kinh tuyến 105°Đ. D. Hải Dương nằm ở phía nam vĩ tuyến 20°B.
Câu 25: Nguyên nhân chủ yếu gây khô hạn kéo dài ở Lục Ngạn (Bắc Giang) là do
A. tác động của gió phơn tây nam. B. tác động mạnh của Tín Phong.
C. nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn. D. địa hình thung lũng khuất gió.
A. nằm ở gần vùng ngoại chí tuyến, gió hướng tây nam, lãnh thổ rộng lớn.
B. vị trí nằm gần chí tuyến Bắc, gió mùa Đông Bắc, có đầy đủ ba đai cao.
C. nằm ở vùng nội chí tuyến, gió mùa Tây Nam, hướng và độ cao địa hình.
D. vị trí ở xa xích đạo, gió Tín phong bán cầu Bắc, tiếp giáp Biển Đông.
TỔNG SỐ DÂN, SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A VÀ THÁI LAN NĂM 2000 VÀ NĂM 2020
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022)
A. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan đều giảm. B. Thái Lan thấp hơn và tăng chậm hơn.
C. Thái Lan thấp hơn và tăng nhanh hơn. D. In-đô-nê-xi-a thấp hơn và tăng nhanh hơn.
A. Biểu đồ khí hậu Đồng Hới với biểu đồ khí hậu Đà Nẵng.
B. Biểu đồ khí hậu Đà Lạt với biểu đồ khí hậu Nha Trang.
C. Biểu đồ khí hậu Đà Lạt với biểu đồ khí hậu Tp. Hồ Chí Minh.
D. Biểu đồ khí hậu Hà Nội với biểu đồ khí hậu Tp. Hồ Chí Minh.
Câu 29: Vùng đồi núi phía Bắc nước ta có một mùa ít mưa chủ yếu do tác động của
A. Tín phong bán cầu Bắc, gió mùa Đông Bắc, hoạt động của frông.
B. gió mùa Đông Bắc, hoạt động của frông, các dãy núi cao chắn gió.
C. Tín phong bán cầu Bắc, dải hội tụ nhiệt đới, vị trí gần chí tuyến Bắc.
D. gió Tây khô nóng, gió mùa Đông Bắc lạnh khô, hoạt động dải hội tụ.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng với ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta?
A. Hình thành vành đai ôn đới gió mùa. B. Tạo ra nhiều dạng địa hình mài mòn.
C. Làm cho khí hậu mang tính lục địa. D. Bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ.
A. hình dạng lãnh thổ, gió, hướng núi. B. gió, địa hình, đặc điểm bề mặt đệm.
C. gió và hướng núi, ảnh hưởng của biển. D. hướng nghiêng địa hình, gió mùa, biển.
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA HÀ NỘI (TRẠM HÀ NỘI)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2021, NXB thống kê, 2022)
A. Cột, đường, tròn. B. Tròn, miền, kết hợp. C. Đường, kết hợp, cột. D. Cột, miền, tròn.
Câu 33: Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ sự đa dạng sinh học của nước ta là
A. giao đất, giao rừng cho người dân tránh tình trạng du canh du cư.
B. duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng.
C. thực hiện dự án trồng một tỉ cây xanh theo kế hoạch.
D. xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
Câu 34: Vùng núi Tây Bắc có độ cao địa hình lớn hơn vùng núi Đông Bắc chủ yếu do tác động của5
A. ngoại lực bào mòn mạnh, các mảng nền cổ, vận động kiến tạo hạ thấp yếu.
B. quá trình ngoại lực xâm thực mạnh, hướng địa hình, tác động của nội lực.
C. vị trí địa lí, cường độ nâng trong vận động Tân kiến tạo, các mảng nền cổ.
D. cao nguyên đá đồ sộ, vận động nâng lên mạnh, cường độ phong hoá mạnh.
A. Thảm thực vật rừng kín thường xanh phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi.
B. Vườn quốc gia Hoàng Liên thuộc phân khu địa lí động vật Đông Bắc.
C. Vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai.
D. Bái Tử Long, Côn Đảo, Phú Quốc là các vườn quốc gia nằm trên đảo.
Câu 36: Đặc điểm nào sau đây của địa hình nước ta tạo thuận lợi chủ yếu cho phát triển thủy điện?
A. Cấu trúc cổ được trẻ lại, phân bậc rõ theo độ cao.
B. Đồi núi thấp và đồng bằng chiếm nhiều diện tích.
C. Hướng núi chính tây bắc - đông nam, vòng cung.
D. Biểu hiện nhiệt đới ẩm gió mùa, bị cắt xẻ nhiều.
QUY MÔ GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA XIN-GA-PO NĂM 2010 VÀ 2018
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Xin-ga-po?
A. Xuất khẩu tăng chậm hơn nhập khẩu. B. Năm 2010 xuất siêu, 2018 thì nhập siêu.
C. Nhập khẩu tăng ít hơn xuất khẩu. D. Tỉ trọng xuất khẩu năm 2018 là 56,0%.
Câu 38: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có biên độ nhiệt độ năm lớn chủ yếu do tác động của
A. thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, gió, vị trí gần vùng ngoại chí tuyến.
B. vị trí xa xích đạo, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, địa hình đa dạng.
C. địa hình có các núi thấp, gió mùa, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh.
D. gió tây nam, Tín phong bán cầu Bắc, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh.
A. Tây nam - đông bắc. B. Đông – đông nam. C. Tây – tây bắc. D. Tây bắc - đông nam.
Câu 40: Ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ đến đặc điểm sông ngòi nước ta là
A. ngắn dốc, chủ yếu hướng tây bắc - đông nam và vòng cung.
B. có độ dốc lớn, thủy chế theo mùa, diễn biến thất thường.
C. nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước thay đổi theo mùa.
D. phần lớn sông nhỏ, nhiều nước, chế độ nước theo mùa.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.A |
2.A |
3.C |
4.D |
5.B |
6.C |
7.C |
8.D |
9.B |
10.C |
11.A |
12.B |
13.A |
14.B |
15.D |
16.D |
17.D |
18.A |
19.B |
20.A |
21.C |
22.C |
23.D |
24.D |
25.D |
26.B |
27.C |
28.B |
29.A |
30.B |
31.B |
32.C |
33.D |
34.C |
35.B |
36.A |
37.C |
38.A |
39.A |
40.D |
Câu 1: Theo mục đích sử dụng, rừng nước ta được chia thành
A. rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
B. rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng thưa.
C. rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng rậm.
D. rừng sản xuất, rừng tre nứa, rừng đặc dụng.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Theo mục đích sử dụng, rừng nước ta được chia thành: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
Chọn A.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Kinh tế chung, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Thái Nguyên. B. Hải Phòng. C. Nam Định. D. Hải Dương.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 17.
Cách giải:
Trung tâm kinh tế Thái Nguyên thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Chọn A.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số, cho biết tỉnh nào có mật độ dân số nhỏ nhất trong các tỉnh sau đây?
A. Khánh Hoà. B. Vĩnh Phúc. C. Lai Châu. D. Thái Bình.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 15.
Cách giải:
Lai Châu nhỏ nhất trong các tỉnh.
Chọn C.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các nhóm và các loại đất chính, hãy cho biết loại đất nào sau đây phân bố nhiều dọc sông Tiền?
A. Đất feralit trên đá vôi. B. Đất feralit trên đá badan.
C. Đất cát biển. D. Đất phù sa sông.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 11.
Cách giải:
Đất phù sa sông phân bố nhiều dọc sông Tiền.
Chọn D.
Câu 5: Thiên tai nào sau đây xảy ra bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng ở miền núi nước ta?
A. Ngập lụt. B. Lũ quét. C. Động đất. D. Bão.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Lũ quét xảy ra bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng ở miền núi nước ta.
Chọn B.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Công nghiệp chung, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
A. Cần Thơ. B. Cà Mau. C. Biên Hòa. D. Đà Nẵng.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 21.
Cách giải:
Trung tâm công nghiệp Biên Hòa có giá trị sản xuất công nghiệp từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng.
Chọn C.
Câu 7: Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta
A. tăng giảm không theo quy luật. B. giảm dần từ Bắc vào Nam.
C. tăng dần từ Bắc vào Nam. D. đồng đều trong cả năm.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam.
Chọn C.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Thương mại, hãy cho biết nhóm hàng nào có giá trị xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất nước ta?
A. Nông, lâm sản. B. Công nghiệp nặng và khoáng sản.
C. Nguyên, nhiên, vật liệu. D. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 24.
Cách giải:
Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có giá trị xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất nước ta.
Chọn D.
Câu 9: Đặc điểm địa hình nổi bật của đồng bằng Nam Bộ nước ta là
A. đường bờ biển khúc khuỷu. B. thềm lục địa rộng, nông.
C. phổ biến cồn cát, đầm phá. D. nhiều vũng, vịnh nước sâu.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Đặc điểm địa hình nổi bật của đồng bằng Nam Bộ nước ta là thềm lục địa rộng, nông.
Chọn B.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không phải đặc điểm của giới sinh vật trong vùng biển nước ta?
A. Tiêu biểu cho vùng nhiệt đới. B. Năng suất sinh học cao.
C. Chủ yếu là các loài di cư theo mùa. D. Rất giàu về thành phần loài.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Sinh vật trong vùng biển nước ta tiêu biểu cho vùng nhiệt đới, năng suất sinh học cao, rất giàu về thành phần loài.
Chọn C.
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp chung, cho biết lãnh thổ Việt Nam được quy hoạch thành bao nhiêu vùng nông nghiệp?
A. 7 B. 8 C. 9 D. 6
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 18.
Cách giải:
Lãnh thổ Việt Nam được quy hoạch thành 7 vùng nông nghiệp.
Chọn A.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng
sông Hồng, cho biết khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thuộc tỉnh nào của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
A. Cao Bằng. B. Hà Giang. C. Quảng Ninh. D. Lạng Sơn.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 26.
Cách giải:
Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thuộc tỉnh Hà Giang.
Chọn B.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng về vùng núi Tây Bắc nước ta?
A. Hướng chủ yếu tây bắc - đông nam. B. Ở phía đông thung lũng sông Hồng.
C. Địa hình gồm các khối núi, cao nguyên. D. Địa hình gồm bốn cánh cung núi lớn.
Phương pháp: