SỞ GD & ĐT THANH HOÁ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN (Đề thi có ____ trang) |
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Bài thi: KHXH; Môn thi: ĐỊA Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: .........................................................................
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số, cho biết đô thị nào thuộc tỉnh Yên Bái?
A. Uông Bí. B. Châu Đốc. C. Tam Kỳ. D. Nghĩa Lộ.
A. Kon Tum. B. Quảng Bình. C. Hà Nam. D. Bình Định.
A. Sông Thái Bình. B. Sông Cả. C. Sông Ba. D. Sông Bến Hải.
A. Phú Yên. B. Đắk Lắk. C. Long An. D. Nghệ An.
Câu 5: Tỉ lệ lao động nông thôn nước ta hiện nay giảm chủ yếu do tác động của
A. di cư tự do, mở rộng hoạt động dịch vụ. B. cơ giới hóa, sản xuất gắn với thị trường.
C. tỉ suất sinh giảm mạnh, đô thị hóa nhanh. D. công nghiệp hóa, nông nghiệp hàng hóa.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp chung, cho biết cây ăn quả không phải
là cây chuyên môn hoá của vùng nào sau đây?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
(Nguồn: Niên giám thống kê 2022, Nhà xuất bản Thống kê 2023)
A. Tròn. B. Cột. C. Đường D. Kết hợp.
Câu 8: Đặc điểm chung của các đồng bằng giữa núi là2
A. gần các thung lũng sông, là nơi có dòng chảy sông ngòi chạy qua, màu mỡ.
B. nằm giữa các thung lũng núi, tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Bắc ven sông lớn.
C. do phù sa các sông nhỏ bồi đắp, được tận dụng để hình thành vùng thâm canh lúa.
D. nhỏ, hẹp, thường là thung lũng tương đối bằng phẳng nằm giữa các vùng núi.
A. Yên Tử. B. Phu Hoạt. C. Phia Ya. D. Pu Tra.
Câu 10: Vùng có hệ số sử dụng đất canh tác cao nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ.
GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA VIỆT NAM VÀ LÀO GIAI ĐOẠN 2015 - 2021
(Nguồn: Niên giám thống kê ASEAN 2022, https://www.aseanstats.org)
A. Việt Nam tăng ít hơn Lào. B. Việt Nam tăng gấp 1,7 lần.
C. Lào tăng thêm 531,9 USD. D. Lào tăng nhiều hơn Việt Nam.
Câu 12: Hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta hiện nay
A. chỉ tập trung khai thác cá biển và phân bố ở ven bờ.
B. chủ yếu khai thác nội địa và sản lượng tăng nhanh.
C. chú trọng đánh bắt xa bờ, cơ cấu sản phẩm đa dạng.
D. phát triển ở phía Nam, khai thác ven bờ là chủ yếu.
A. Giúp phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
B. Góp phần đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
C. Hạn chế tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.
D. Nhằm đa dạng các loại hình đào tạo lao động.
Câu 14: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng đã tạo điều kiện cho nước ta
A. hình thành các vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm.
B. đa dạng hóa cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
C. phát triển mạnh nền nông nghiệp ôn đới năng suất cao.
D. đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
Câu 15: Trong những năm tiếp theo chúng ta nên ưu tiên đào tạo lao động có trình độ
A. đại học và trên đại học. B. cao đẳng.
C. trung cấp. D. công nhân kĩ thuật.
A. Lai Châu. B. Hà Tĩnh. C. Thanh Hóa. D. Nghệ An.
Câu 17: Cho biểu đồ về xuất khẩu, nhập khẩu của Bru-nây giai đoạn 2015 – 2021:
A. Xuất khẩu tăng ít hơn nhập khẩu nhưng nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu.
B. Cơ cấu xuất nhập khẩu có sự thay đổi, năm 2021 cơ cấu nhập khẩu đạt 46,5%.
C. Cán cân xuất nhập khẩu thấp nhất là năm 2020, tổng xuất nhập khẩu tăng 1,76 lần.
D. Bru-nây là nước xuất siêu, giá trị xuất khẩu, nhập khẩu biến động qua các năm.
Câu 18: Ý nào sau đây không đúng về địa hình đồng bằng sông Cửu Long?
A. Nằm dọc sông Tiền và sông Hậu là dải đất phù sa ngọt tương đối cao.
B. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô, có một số núi sót nhô cao, sát biển là thềm biển.
C. Có các giồng đất ở hai bên bờ sông, các cồn cát duyên hải, các bãi bồi ven sông.
D. Đồng bằng gồm nhiều vùng trũng rộng lớn, ngập sâu dưới nước vào mùa mưa.
A. Pu Đen Đinh. B. Con Voi. C. Sông Gâm. D. Hoàng Liên Sơn.
Câu 20: Biện pháp hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch ở nước ta là
A. cơ giới hóa khâu sản xuất. B. sử dụng các chất bảo quản.
C. nâng cao năng suất. D. phát triển công nghiệp chế biến.
A. Mộc Bài. B. Đồng Tháp. C. Tây Trang. D. Cha Lo.
A. Đà Lạt. B. Cần Thơ. C. Đà Nẵng. D. Lạng Sơn.
Câu 23: Mạng lưới đô thị của nước ta hiện nay
A. có nhiều đô thị lớn, phân bố ở đồng bằng. B. phân thành nhiều loại, chức năng tổng hợp.
C. chủ yếu ở ven biển, công nghiệp phát triển. D. chủ yếu là đô thị nhỏ, phân bố không đều.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói đến vai trò của Biển Đông đối với khí hậu nước ta?
A. Làm cho khí hậu nước ta mang tính chất hải dương điều hòa.
B. Là yếu tố quyết định tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta.
C. Làm dịu bớt đi thời tiết nóng bức của nước ta trong mùa hè.
D. Giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông.
A. Chiêm xuân. B. Đông xuân. C. Hè thu. D. Mùa.
Câu 26: Nước ta nằm trong khu vực
A. hoạt động của gió Tín phong. B. phía đông của Đông Nam Á.
C. nội chí tuyến bán cầu Nam. D. ảnh hưởng của gió Đông Nam.
Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Địa chất khoáng sản và trang Các miền địa lí tự
nhiên, cho biết lát cát C - D đi qua các nền địa chất là
A. K - KZ, J₃ - K, T₂ - J₂, AR - O₁, K - KZ. B. K - KZ, AR - O₁, K - KZ, D, KZ.
C. AR - O₁, J₃ - K, C - J₂, C - T₁, T₂ - J₂. D. K - KZ, J₃ - K, T₂ - J₂, C - T₁, D, KZ.
Câu 28: Nhân tố chủ yếu tạo nên mùa khô ở Tây Nguyên là
A. gió mùa Đông Bắc. B. Tín phong bán cầu Bắc.
C. gió mùa Tây Nam. D. gió phơn Tây Nam.
Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết khu vực nào cao nhất
A. Núi Phanxipăng. B. Núi Phu Luông.
C. Núi Phu Pha Phong. D. Cao nguyên Mộc Châu.
A. Hồ Cấm Sơn. B. Hồ Kẻ Gỗ. C. Hồ Ba Bể. D. Hồ Trị An.
Câu 31: Sinh vật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm là
A. không có các loài thực vật và động vật nhiệt đới.
B. không có các loài thực vật và động vật cận nhiệt đới.
C. thành phần loài đa dạng với 3 luồng di cư.
D. không phát triển hệ sinh thái rừng lá rộng.
A. Thái Bình. B. Hà Tĩnh. C. Quảng Ninh. D. Phú Yên.
A. sự di chuyển từ Bắc vào Nam của dải hội tụ nhiệt đới và bão.
B. hoạt động có xu hướng mạnh lên của Tín phong bán cầu Nam.
C. sự tranh chấp của các khối khí khô với các khối khí nóng ẩm.
D. hoạt động có xu hướng mạnh lên của Tín phong bán cầu Bắc.
A. Phú Yên. B. Ninh Thuận. C. Khánh Hoà. D. Bình Thuận.
A. dịch bệnh hại gia súc vẫn đe dọa tràn lan trên diện rộng.
B. cơ sở thức ăn phục vụ cho chăn nuôi còn rất hạn chế.
C. công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đến vùng tiêu thụ.
D. trình độ còn thấp, công nghiệp chế biến chưa phát triển.
Câu 36: Nguyên nhân chủ yếu ở đai ôn đới gió mùa trên núi nước ta xuất hiện đất mùn thô là do
A. địa hình dốc. B. độ ẩm tăng. C. sinh vật ít. D. nhiệt độ thấp.
Câu 37: Cho biểu đồ về số lượng trâu và bò của nước ta, giai đoạn 2015 - 2021:
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2022, NXB Thống kê, 2023)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô số lượng trâu và bò. B. Cơ cấu số lượng trâu và bò.
C. Tốc độ tăng số lượng trâu và bò. D. Thay đổi cơ cấu số lượng trâu và bò.
Câu 38: Ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là
A. từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
B. thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.6
C. góp phần vào việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
D. sử dụng hợp lí tài nguyên vào phát triển sản xuất.
Câu 39: Đồng bằng nước ta tập trung dân cư đông đúc là do
A. diện tích đất rộng, có nhiều khoáng sản. B. chủ yếu trồng lúa, nhiều dân tộc sinh sống.
C. nhiều dân tộc sinh sống, diện tích rộng. D. địa hình bằng phẳng, chủ yếu là trồng lúa.
Câu 40: Để sản xuất được nhiều nông sản hàng hóa cần đẩy mạnh
A. quảng canh, cơ giới hóa. B. thâm canh, chuyên môn hóa.
C. đa canh và xen canh. D. luân canh và xen canh.
----- HẾT -----
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.D |
2.A |
3.C |
4.A |
5.D |
6.B |
7.B |
8.D |
9.A |
10.A |
11.C |
12.C |
13.C |
14.B |
15.D |
16.A |
17.B |
18.B |
19.C |
20.D |
21.A |
22.B |
23.D |
24.D |
25.C |
26.A |
27.D |
28.B |
29.A |
30.C |
31.C |
32.C |
33.C |
34.C |
35.C |
36.D |
37.A |
38.A |
39.D |
40.B |
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số, cho biết đô thị nào thuộc tỉnh Yên Bái?
A. Uông Bí. B. Châu Đốc. C. Tam Kỳ. D. Nghĩa Lộ.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 15.
Cách giải:
Đô thị Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Yên Bái.
Chọn D.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với tỉnh Quảng Nam?
A. Kon Tum. B. Quảng Bình. C. Hà Nam. D. Bình Định.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5.
Cách giải:
Tỉnh Kon Tum giáp tỉnh Quảng Nam.
Chọn A.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết sông nào sau đây đổ ra Biển Đông qua cửa Diệt?
A. Sông Thái Bình. B. Sông Cả. C. Sông Ba. D. Sông Bến Hải.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Cách giải:
Sông Ba đổ ra Biển Đông qua cửa Diệt.
Chọn C.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp, cho biết tỉnh nào có diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm nhỏ nhất trong các tỉnh sau đây?
A. Phú Yên. B. Đắk Lắk. C. Long An. D. Nghệ An.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 19.
Cách giải:
Phú Yên là tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm nhỏ nhất so với các tỉnh còn lại.
Chọn A.
Câu 5: Tỉ lệ lao động nông thôn nước ta hiện nay giảm chủ yếu do tác động của
A. di cư tự do, mở rộng hoạt động dịch vụ. B. cơ giới hóa, sản xuất gắn với thị trường.
C. tỉ suất sinh giảm mạnh, đô thị hóa nhanh. D. công nghiệp hóa, nông nghiệp hàng hóa.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí dân cư.
Cách giải:8
Tỉ lệ lao động nông thôn nước ta hiện nay giảm chủ yếu do tác động của công nghiệp hóa, nông nghiệp hàng hóa.
Công nghiệp hoá làm chuyển dịch cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế (giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ). Nông nghiệp hàng hoá hiện nay ở nước ta áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại làm giảm tỉ trọng lao động phục vụ trong ngành này. Trong đó, ngành nông nghiệp lại chủ yếu phát triển ở nông thôn.
Chọn D.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp chung, cho biết cây ăn quả không phải
là cây chuyên môn hoá của vùng nào sau đây?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 18.
Cách giải:
Cây ăn quả không phải là cây chuyên môn hoá của Tây Nguyên.
Chọn B.
Câu 7: Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
(Đơn vị: USD)
(Nguồn: Niên giám thống kê 2022, Nhà xuất bản Thống kê 2023)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự so sánh giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2010 - 2022, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn. B. Cột. C. Đường D. Kết hợp.
Phương pháp:
Nhận dạng biểu đồ.
Cách giải:
Biểu đồ cột (cụ thể là biểu đồ cột ghép) là dạng biểu đồ thích hơp nhất thể hiện sự so sánh giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2010 – 2022.
Chọn B.
Câu 8: Đặc điểm chung của các đồng bằng giữa núi là2
A. gần các thung lũng sông, là nơi có dòng chảy sông ngòi chạy qua, màu mỡ.
B. nằm giữa các thung lũng núi, tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Bắc ven sông lớn.
C. do phù sa các sông nhỏ bồi đắp, được tận dụng để hình thành vùng thâm canh lúa.
D. nhỏ, hẹp, thường là thung lũng tương đối bằng phẳng nằm giữa các vùng núi.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Đặc điểm chung của các đồng bằng giữa núi là nhỏ, hẹp, thường là thung lũng tương đối bằng phẳng nằm giữa các vùng núi.
Chọn D.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết núi nào sau đây có đỉnh thấp nhất?
A. Yên Tử. B. Phu Hoạt. C. Phia Ya. D. Pu Tra.
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 13.
Cách giải:
Đỉnh Yên Tử cao 1068 m.
Đỉnh Phu Hoạt cao 2452 m.
Đỉnh Phia Ya cao 1980 m.
Đỉnh Pu Tra cao 2504 m.
=> Đỉnh Yên Tử thấp nhất.
Chọn A.
Câu 10: Vùng có hệ số sử dụng đất canh tác cao nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ.
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Vùng có hệ số sử dụng đất canh tác cao nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng. Vì đây là vùng có lịch sử khai phá lâu đời nhất và người dân có kinh nghiệm thâm canh.
Chọn A.
Câu 11: Cho bảng số liệu:
GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA VIỆT NAM VÀ LÀO GIAI ĐOẠN 2015 - 2021
(Đơn vị: USD)
(Nguồn: Niên giám thống kê ASEAN 2022, https://www.aseanstats.org)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh GDP bình quân đầu người của Việt Nam và Lào giai đoạn 2015 - 2021?
A. Việt Nam tăng ít hơn Lào. B. Việt Nam tăng gấp 1,7 lần.
C. Lào tăng thêm 531,9 USD. D. Lào tăng nhiều hơn Việt Nam.
Phương pháp:
Nhận xét bảng số liệu.
Cách giải:
Lào tăng thêm 531,9 USD là nhận xét đúng khi so sánh GDP bình quân đầu người của Việt Nam và Lào trong giai đoạn 2015 – 2021.
Chọn C.
Câu 12: Hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta hiện nay
A. chỉ tập trung khai thác cá biển và phân bố ở ven bờ.
B. chủ yếu khai thác nội địa và sản lượng tăng nhanh.
C. chú trọng đánh bắt xa bờ, cơ cấu sản phẩm đa dạng.