Câu 6. Hình dưới đây thể hiện mối quan hệ tiến hóa giữa các loài bò sát khác nhau. Các nhánh và điểm phân nhánh cho thấy mức độ tiến hóa và tổ tiên chung của các loài này. Hai loài có quan hệ tiến hóa gần nhất là
A. thằn lằn giám sát và kỳ nhông. B. thằn lằn thủy tinh và rắn.
C. thằn lằn giám sát và thạch sùng. D. rắn và thằn lằn thủy tinh.
Câu 7. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, yếu tố nào dưới đây góp phần lớn nhất vào sự đa dạng di truyền trong quần thể?
A. Đột biến gen. B. Giao phối chọn lọc. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối gần.
Câu 8. Yếu tố nào dưới đây làm thay đổi tần số allele của quần thể theo hướng tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể?
A. Đột biến gen. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Phiêu bạt di truyền. D. Dòng gen.
Câu 9. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một gen có hai allele quy định. Có tối đa bao nhiêu người trong gia đình có kiểu gen đồng hợp?
A. 7. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 10. Lai xa giữa hai loài cây khác nhau thu được cây F1 bất thụ. Các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật đa bội hóa để cây lai trở nên hữu thụ. Kỹ thuật này có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo điều kiện cho cây hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn từ đất.
B. Hình thành cặp nhiễm sắc thể tương đồng, giúp cây có thể sinh sản hữu tính.
C. Giảm số lượng nhiễm sắc thể, giúp cây dễ thích nghi hơn với môi trường.
D. Kích thích sự phát triển cơ quan sinh dưỡng mà không cần sinh sản hạt.
Câu 11. Để giảm sự cạnh tranh giữa các cây trưởng thành và cây con trong cùng loài có thể áp dụng biện pháp nào dưới đây?
A. Trồng xen kẽ các loài cây khác nhau để giảm mật độ của loài cây hiện tại.
B. Tăng cường bón phân và tưới nước để cây con có điều kiện sinh trưởng tốt hơn.
C. Cắt tỉa các cây trưởng thành để tăng cường ánh sáng cho các cây con bên dưới.
D. Giới hạn số lượng cây con bằng cách thu hoạch các cây non khi chúng mới nảy mầm.
Câu 12. Trong một ao nuôi, mối quan hệ nào có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn?
A. Cạnh tranh. B. Ký sinh. C. Vật ăn thịt – con mồi. D. Ức chế cảm nhiễm.
Câu 13. Hình ảnh dưới đây mô tả cấu trúc của một phân tử vòng. Dựa vào đặc điểm của nó, loại phân tử này thường được sử dụng trong kỹ thuật sinh học nào?
A. Sao chép và nhân đôi DNA của tế bào nhân thực.
B. Phiên mã tạo ra các phân tử ARN thông tin.
C. Chuyển gen vào tế bào vi khuẩn để sản xuất protein.
D. Truyền thông tin di truyền giữa các thế hệ sinh vật.
Câu 14. Ở người, sự hình thành nhóm máu ABO do hoạt động phối hợp của 2 gen H và I, được thể hiện trong sơ đồ hình bên dưới. Allele lặn h và allele lặn IO đều không tổng hợp được enzyme tương ứng. Gene H và gene I nằm trên hai nhiễm sắc thể khác nhau. Khi trên bề mặt hồng cầu có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B sẽ biểu hiện nhóm máu AB, khi không có cả hai loại kháng nguyên thì biểu hiện nhóm máu O. Cho biết các gen phân li độc lập. Một người có nhóm máu O có tối đa bao nhiêu loại kiểu gene về hai gene nói trên?
A. 10. B. 4. C. 6. D. 8.
Hướng dẫn giải
Nhóm máu A có kiểu gen H-IAI-
Nhóm máu B có kiểu gen H-IBI-
Nhóm máu AB có kiểu gen H-IAIB
Nhóm máu O có kiểu gen H-IOIO và hhI- = 2+6=8 kiểu gen.
Câu 15. Một kỹ thuật y khoa được thực hiện trong thai kỳ, thường là vào giai đoạn từ tuần thứ 15 đến 20, nhằm thu thập một mẫu chất lỏng bao quanh thai nhi từ tử cung của thai phụ. Mẫu chất lỏng này chứa các tế bào và các chất khác từ thai nhi, giúp các bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán các bất thường di truyền, bệnh lý nhiễm sắc thể hoặc các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe của thai nhi. Đây là một phương pháp hiệu quả để tầm soát hội chứng Down, bệnh hồng cầu hình liềm, và nhiều bệnh di truyền khác. Phương pháp này được gọi là gì?
A. Siêu âm. B. Sinh thiết tua nhau.
C. Chọc dò dịch ối. D. Đo độ mờ da gáy.
Câu 16. Hình dưới đây mô tả số lượng NST ở một tế bào soma thuộc đột biến đa bội cùng nguồn. Bộ NST lưỡng bội của loài này là
A. 2n=12. B. 2n=8. C. 2n=6. D. 2n=9.
Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Biến đổi khí hậu hiện đang là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt, với những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, sức khỏe, kinh tế, và đa dạng sinh học.
Câu 17: Sự tăng nhiệt độ toàn cầu có thể ảnh hưởng đến diễn thế sinh thái của các hệ sinh thái núi cao như thế nào?
A. Các loài ưa lạnh có xu hướng di chuyển lên cao hơn hoặc có thể bị tuyệt chủng.
B. Các loài ưa nhiệt độ cao sẽ có xu hướng di chuyển xuống thấp những khu vực thấp.
C. Các hệ sinh thái núi cao sẽ hoàn toàn không bị ảnh hưởng khi trái đất nóng lên.
D. Đa dạng sinh học sẽ tăng lên ở các vùng núi cao nên môi trường sẽ ổn định hơn.
Hướng dẫn giải
Vì khi nhiệt độ toàn cầu tăng, các loài ưa lạnh ở vùng núi cao thường phải di chuyển lên cao hơn để tìm môi trường mát mẻ hơn. Tuy nhiên, nếu không còn đủ không gian sống ở độ cao phù hợp, nhiều loài có thể đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do sự thay đổi đột ngột của môi trường sống.
Câu 18. Biến đổi khí hậu toàn cầu có thể gây ra những tác động nào đến con người?
A. Giảm nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm do muỗi và côn trùng.
B. Tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp và tim mạch do ô nhiễm không khí.
C. Tăng khả năng tiếp cận nguồn nước sạch và thực phẩm dinh dưỡng.
D. Giảm số lượng các đợt nắng nóng và sóng nhiệt tại các thành phố lớn.
Hướng dẫn giải
Vì biến đổi khí hậu dẫn đến sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, lũ lụt, và cháy rừng, làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp và tim mạch. Ngoài ra, nhiệt độ cao hơn cũng làm tăng khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm do côn trùng như sốt rét và sốt xuất huyết.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Một operon X có các vùng trình tự quy định chức năng được ký hiệu M, N, P, Q, tổng hợp các enzyme 1 và enzyme 2 phân giải chất X. Trong đó, mỗi vùng trình tự đã ký hiệu từ M đến Q sẽ là một trong các vị trí sau:
(1) Gene tổng hợp enzyme 1. (2) Gene tổng hợp enzyme 2.
(3) Vùng khởi động (promoter). (4) Vùng vận hành (operator).
Biết rằng, gene điều hòa điều khiển hoạt động operon X tổng hợp protein điều hòa có chức năng bình thường. Kết quả chọn lọc các chủng vi khuẩn thu được ở bảng dưới đây khi nuôi cấy trong điều kiện môi trường có chất X và không có chất X, biết (+) enzyme được tổng hợp; (-) enzyme không được tổng hợp.
Các chủng vi khuẩn
|
Không có chất X
|
Có chất X
|
Enzyme 1
|
Enzyme 2
|
Enzyme 1
|
Enzyme 2
|
Không mang đột biến
|
|
|
|
|
Đột biến ở vùng M
|
|
|
|
|
Đột biến ở vùng N
|
|
|
|
|
Đột biến ở vùng P
|
|
|
|
|
Đột biến ở vùng Q
|
|
|
|
|
a) Trình tự M trong operon X là gene tổng hợp enzyme 1.
b) Vùng P trong operon X là gene mã hóa enzyme 2.
c) Nếu vùng N bị đột biến, enzyme 2 sẽ không được tổng hợp khi có chất X, nhưng enzyme 1 vẫn có thể được tổng hợp.
d) Khi đột biến xảy ra ở vùng Q của operon, enzyme 1 và enzyme 2 vẫn được tổng hợp ngay cả khi không có chất X.
Hướng dẫn giải
|
Nội dung
|
Đúng
|
Sai
|
a
|
Trình tự M trong operon X là gene tổng hợp enzyme 1.
|
Đ
|
|
b
|
Vùng P trong operon X là gene mã hóa enzyme 2.
|
Đ
|
|
c
|
Nếu vùng N bị đột biến, enzyme 2 sẽ không được tổng hợp khi có chất X, nhưng enzyme 1 vẫn có thể được tổng hợp.
|
|
S
|
d
|
Khi đột biến xảy ra ở vùng Q của operon, enzyme 1 và enzyme 2 vẫn được tổng hợp ngay cả khi không có chất X.
|
Đ
|
|
a) Đúng. Vì đột biến vùng M🡪 enzyme 1 không được tổng hợp
b) Đúng. Vì đột biến vùng P 🡪 enzyme 2 không được tổng hợp.
c) Sai. Vì đột biến vùng N cả 2 enzyme đều không được tổng hợp. N là vùng khởi động
d) Đúng. Vì đột biến vùng Q (vùng vận hành) thì gen mở enzyme 1 và enzyme 2 vẫn được tổng hợp ngay cả khi không có chất X.
Câu 2. Cấu trúc tuổi của quần thể có tính đặc trưng và phụ thuộc vào môi trường sống. Khi điều tra quần thể chim trĩ (Phasianus colchicus) tại các khu rừng trên đảo sau hai năm bị săn bắt, người ta thu thập được các số liệu số lượng cá thể ở độ tuổi trước sinh sản và sinh sản; không xuất hiện nhóm tuổi sau sinh sản.
a) Trước và sau khi bị săn bắt, quần thể chim trĩ (Phasianus colchicus) đều không xuất hiện nhóm tuổi sau sinh sản.
b) Sau hai năm bị khai thác, tỷ lệ các cá thể ở lứa tuổi sinh sản trong quần thể chim trĩ giảm mạnh, chủ yếu do khai thác các cá thể trưởng thành.
c) Việc khai thác đều đặn theo thời gian làm tăng khả năng sinh sản của quần thể, giúp quần thể nhanh chóng phục hồi kích thước ban đầu.
d) Nếu việc săn bắt dừng lại, quần thể sẽ điều chỉnh lại tỷ lệ nhóm tuổi, dẫn đến sự gia tăng số lượng các cá thể trước sinh sản.
Hướng dẫn giải
|
Nội dung
|
Đúng
|
Sai
|
a
|
Trước và sau khi bị săn bắt, quần thể chim trĩ (Phasianus colchicus) đều không xuất hiện nhóm tuổi sau sinh sản.
|
Đ
|
|
b
|
Sau hai năm bị khai thác, tỷ lệ các cá thể ở lứa tuổi sinh sản trong quần thể chim trĩ giảm mạnh, chủ yếu do khai thác các cá thể trưởng thành.
|
Đ
|
|
c
|
Việc khai thác đều đặn theo thời gian làm tăng khả năng sinh sản của quần thể, giúp quần thể nhanh chóng phục hồi kích thước ban đầu.
|
|
S
|
d
|
Nếu việc săn bắt dừng lại, quần thể sẽ điều chỉnh lại tỷ lệ nhóm tuổi, dẫn đến sự gia tăng số lượng các cá thể trước sinh sản.
|
Đ
|
|
a) Đúng, vì trước và sau khi bị săn bắt, không có sự xuất hiện của nhóm tuổi sau sinh sản. Điều này đặc trưng cho quần thể chim trĩ với tỷ lệ cao các cá thể ở lứa tuổi trước sinh sản và sinh sản.
b) Đúng, vì việc săn bắt tập trung vào các cá thể trưởng thành đã khiến tỷ lệ các cá thể ở lứa tuổi sinh sản giảm đáng kể, dẫn đến thay đổi cấu trúc tuổi của quần thể.
c) Sai, vì mặc dù một số cá thể còn lại có thể tăng khả năng sinh sản, nhưng việc khai thác liên tục làm giảm số lượng các cá thể trưởng thành, làm suy giảm khả năng phục hồi nhanh chóng của quần thể.
d) Đúng, vì khi ngừng khai thác, quần thể có thể tự điều chỉnh lại cấu trúc nhóm tuổi, tăng tỷ lệ các cá thể trước sinh sản, giúp quần thể phục hồi về tỷ lệ tuổi ban đầu.
Câu 3. Dưới đây là dữ liệu huyết áp được lấy từ một người phụ nữ 24 tuổi khỏe mạnh trong khi tập thể dục
Thời gian (phút)
|
Huyết áp tâm thu (mmHg)
|
Huyết áp tâm trương (mmHg)
|
Nhịp tim (nhịp/phút)
|
Nghỉ ngơi
|
110
|
76
|
64
|
1
|
140
|
78
|
104
|
2
|
146
|
80
|
110
|
3
|
150
|
82
|
116
|
4
|
158
|
80
|
124
|
5
|
160
|
78
|
128
|
6
|
164
|
78
|
134
|
7
|
166
|
76
|
138
|
8
|
168
|
78
|
144
|
9
|
170
|
78
|
142
|
10
|
172
|
76
|
144
|
a) Huyết áp tâm thu tăng từ mức 110 mmHg lúc nghỉ ngơi lên 172 mmHg sau 10 phút tập thể dục vì cơ thể cần ít oxy và năng lượng hơn khi bắt đầu tập thể dục.
b) Huyết áp tâm trương giảm từ 80 mmHg xuống 76 mmHg sau khoảng 6 phút vì cung lượng tim tăng và giãn nở mao mạch, giúp giảm sức cản mạch máu.
c) Nhịp tim tăng từ 64 nhịp/phút khi nghỉ ngơi lên 144 nhịp/phút sau 10 phút tập thể dục cho thấy cơ thể cần ít oxy hơn trong quá trình tập.
d) Sau 10 phút tập thể dục, huyết áp tâm thu và nhịp tim đều đạt mức cao nhất, điều này phản ánh hệ tim mạch đang làm việc tích cực để cung cấp đủ oxy cho cơ bắp.
Hướng dẫn giải
|
Nội dung
|
Đúng
|
Sai
|
a
|
Huyết áp tâm thu tăng từ mức 110 mmHg lúc nghỉ ngơi lên 172 mmHg sau 10 phút tập thể dục vì cơ thể cần ít oxy và năng lượng hơn khi bắt đầu tập thể dục.
|
|
S
|
b
|
Huyết áp tâm trương giảm từ 80 mmHg xuống 76 mmHg sau khoảng 6 phút vì cung lượng tim tăng và giãn nở mao mạch, giúp giảm sức cản mạch máu.
|
Đ
|
|
c
|
Nhịp tim tăng từ 64 nhịp/phút khi nghỉ ngơi lên 144 nhịp/phút sau 10 phút tập thể dục cho thấy cơ thể cần ít oxy hơn trong quá trình tập.
|
|
S
|
d
|
Sau 10 phút tập thể dục, huyết áp tâm thu và nhịp tim đều đạt mức cao nhất, điều này phản ánh hệ tim mạch đang làm việc tích cực để cung cấp đủ oxy cho cơ bắp.
|
Đ
|
|
a) Sai. Vì huyết áp tâm thu tăng không phải vì cơ thể cần ít oxy hơn, mà vì cơ thể cần nhiều oxy và năng lượng hơn khi vận động, dẫn đến tim co bóp mạnh hơn để bơm máu hiệu quả hơn đến các cơ bắp.
b) Đúng. Vì khi tập thể dục, các mao mạch giãn nở để giảm sức cản, dù cung lượng tim tăng, dẫn đến huyết áp tâm trương giảm.
c) Sai. Vì nhịp tim tăng cao là dấu hiệu cho thấy cơ thể cần nhiều oxy hơn để cung cấp cho các cơ bắp hoạt động mạnh mẽ hơn trong suốt quá trình tập thể dục.
d) Đúng. Vì dữ liệu cho thấy huyết áp tâm thu và nhịp tim đều đạt đỉnh sau 10 phút tập, cho thấy sự hoạt động tối đa của hệ tim mạch để đáp ứng nhu cầu năng lượng và oxy của cơ thể.
Câu 4. Khi cho hai dòng thuần chủng cùng loài là cây hoa đỏ và cây hoa trắng giao phấn với nhau, thu được thế hệ F₁ với 100% cây hoa đỏ. Cho F₁ tự thụ phấn, thu được thế hệ F₂ gồm 368 cây hoa trắng và 272 cây hoa đỏ.
a) Tính trạng màu hoa do hai gen quy định.
b) Cây bố hoặc mẹ thiếu một trong hai gen trội về tính trạng này.
c) Có tối đa 27 kiểu gen trong quần thể.
d) Cây hoa đỏ có số kiểu gen nhiều hơn cây hoa trắng.
Hướng dẫn giải
|
Nội dung
|
Đúng
|
Sai
|
a
|
Tính trạng màu hoa dó hai gen quy định.
|
|
S
|
b
|
Cây bố hoặc mẹ thiếu một trong hai gen trội về tính trạng này.
|
|
S
|
c
|
Có tối đa 27 kiểu gen trong quần thể.
|
Đ
|
|
d
|
Cây hoa đỏ có số kiểu gen nhiều hơn cây hoa trắng.
|
|
S
|
a) Sai. F2 cho tỷ lệ 37 cây hoa trắng : 27 cây hoa đỏ 🡪có 64 tổ hợp, mỗi bên F1 cho 8 loại giao tử 🡪 F1 dị hợp 3 cặp gen AaBbDd cùng tương tác bổ sung cùng quy định tính trạng màu hoa.
b) Sai. Vì cây bố hoặc mẹ là đỏ nên sẽ có đủ 3 gen trội trong kiểu gen (A-B-D-).
c) Đúng.
d) Sai. Hoa đỏ A-B-D- có 8 kiểu gen, hoa trắng có 27-8=19 kiểu gen.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1. Hình ảnh minh họa một hệ sinh thái trên cạn, đây là hệ sinh thái rừng, nơi thể hiện mối quan hệ giữa các sinh vật tự dưỡng và các nhóm sinh vật tiêu thụ. Các sinh vật trong hình bao gồm thực vật (như cây ngô), động vật ăn thực vật (như sóc, côn trùng), động vật ăn thịt (như chim săn côn trùng, chồn) và động vật ăn tạp (như gấu trúc Mỹ).
Có bao nhiêu loài thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ bậc 2?
Hướng dẫn giải
2 loài (chim và chồn). Sinh vật tiêu thụ bậc 2 bao gồm các loài ăn động vật tiêu thụ như chim săn côn trùng và chồn săn sóc.
Câu 2. Cho biết một bản sao sơ cấp của mARN vừa được phiên mã từ một gen phân đoạn có các exon và các intron với số nucleotide tương ứng như sau:
Sau khi cắt bỏ các intron và nối các exon lại với nhau để tạo thành mRNA có hoạt tính sinh học bình thường trưởng thành chỉ gồm 4 exon. Cho biết tổng số nucleotide tối đa mà mRNA đó có thể có là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Để tạo ra mRNA với 4 exon và có tổng số nucleotide tối đa, ta chọn các exon có số nu lớn nhất và đảm bảo chia hết cho 3. Bao gồm:
Exon 1: 270 nu, Exon 2: 100 nu, Exon 4: 83 nu ,Exon 5: 150 nu
Tổng cộng: 270+100+83+150=603 nu.
Câu 3. Một nhà nghiên cứu tiến hành nuôi cấy một tế bào vi khuẩn E. coli trên môi trường chỉ chứa N14. Sau 2 thế hệ, chọn lọc một tế bào vi khuẩn (kí hiệu A) chỉ chứa DNA với N14. Tế bào này tiếp tục được chuyển sang môi trường chỉ chứa N15 để nuôi cấy. Quá trình nuôi cấy không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi khuẩn. Sau một số thế hệ, người ta tách các phân tử DNA từ tất cả các tế bào thu được, và nhận thấy tỷ lệ giữa DNA chứa N14 và DNA chỉ chứa N15 là 1 : 15. Số thế hệ tế bào (số lần phân chia) của tế bào A là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Tỷ lệ giữa DNA chứa N14 và DNA chỉ chứa N15 = =
Vậy số tế bào con là 2+30=32
Số thế hệ tế bào là 5
Câu 4. Nhà nghiên cứu Donald Levin đã giả thuyết rằng hoa màu đỏ của loài Phlox drummondii giúp giảm thiểu sự lai khác loài với loài P. cuspidata (hoa luôn màu hồng). Để kiểm chứng, ông trồng P. drummondii hoa đỏ và hoa hồng cùng khu vực với P. cuspidata và thu thập hạt sau một mùa.
Kết quả cho thấy hoa màu đỏ của P. drummondii giúp giảm thiểu sự lai khác loài hiệu quả hơn so với hoa màu hồng (bảng bên dưới)
Màu hoa
|
Số lượng hạt
|
P. drummondli
|
Lai khác loài
|
Đỏ
|
181
|
27
|
Hồng
|
86
|
53
|
Tỷ lệ hạt bị lai khác loài ở hoa màu hồng cao hơn hoa màu đỏ tương đương bao nhiêu phần trăm? (làm tròn đến số nguyên gần nhất)
Hướng dẫn giải
Tỷ lệ lai khác loài hoa màu đỏ= .100% = .100% ≈ 13%
Tỷ lệ lai khác loài hoa màu hồng= .100% = .100% ≈ 38%
Tỷ lệ hạt bị lai khác loài ở hoa màu hồng (38%) cao hơn hoa màu đỏ (13%) là bao nhiêu phần trăm?
Đáp án: 38% - 13% =25%
Câu 5. Ở một loài thực vật, allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa vàng. Cho cây (P) có kiểu gen Aa tự thụ phấn thu được F₁, tiếp tục cho các cây F₁ tự thụ phấn thu được F₂. Biết rằng không có đột biến xảy ra và số cây con từ các cây F₁ là như nhau, cây có kiểu hình hoa đỏ ở F₂ chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm?
Hướng dẫn giải
Hoa đỏ F2 (A-)2 = 1 – hoa trắng F2 (aa2) =1- = 62,5%
Đáp án là: 62,5
Câu 6. Bảng dưới đây cho biết sự thay đổi tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử vong, tỉ lệ di cư và tỉ lệ nhập cư của một quần thể động vật từ năm 1980 đến năm 1990:
Tỷ lệ tăng trưởng của quần thể động vật này vào năm 1990 là bao nhiêu phần trăm?
Hướng dẫn giải
Tỷ lệ tăng trưởng quần thể = (Tỷ lệ sinh + Tỷ lệ nhập cư) - (Tỷ lệ tử vong + Tỷ lệ di cư)
= (2,0%+0,09%)-(1,2%+0,5%)=1,2%