Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 25 - File word có lời giải
3/18/2025 8:19:40 PM
lehuynhson1 ...

 

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC

ĐỀ MINH HỌA

ĐỀ 20

(Đề thi có 06 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

        

Họ, tên thí sinh: ……………………………………………

Số báo danh: ……………………………………………….

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Phân tử sinh học thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ DNA đến protein là

A. mRNA.         B. tRNA.                       C. rRNA.                  D. Carbohydrate.

Câu 2. Hình 1 mô tả tế bào đang ở một giai đoạn của quá trình phân bào giảm phân.

 

Nhận định nào sau đây là sai?

A. Quá trình giảm phân đã xảy ra hiện tượng trao đổi chéo.

B. Tế bào đang ở kì sau của giảm phân I.

C. Các NST kép đang đính trên thoi phân bào.

D. Kết thúc lần phân bào này sẽ tạo ra 4 loại giao tử.

Câu 3. Để khảo sát các điều kiện cần thiết cho sự nảy mầm của hạt, người ta bố trí thí nghiệm như Hình 2. Cho biết thí nghiệm sử dụng hạt đậu xanh đã phơi khô. Theo lí thuyết, sau 2 đến 3 ngày, các hạt trong những ống nghiệm nào sẽ nảy mầm?

 

A. Ống nghiệm 1 và ống nghiệm 3.      B. Ống nghiệm 1 và ống nghiệm 5.

C. Ống nghiệm 2 và ống nghiệm 4.      D. Ống nghiệm 3 và ống nghiệm 4.

Câu 4. Hình 3 mô tả bốn thí nghiệm về quá trình trao đổi vật chất và năng lượng ở thực vật. Phát biểu nào sau đây đúng?

 

Hình 3

A. Ở thí nghiệm 1 nếu loại bỏ hết lá của cây thì kết quả thí nghiệm không đổi

B. Bọt khí thu được ở thí nghiệm 2 là khí carbon dioxide.

C. Thí nghiệm 3 chứng minh quá trình quang hợp.

D. Sau một thời gian, giấy tẩm CoClở thí nghiệm 4 đổi màu.

Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6:  Phân tích trình tự nucleotide trên mạch mang mã gốc của 1 gene mã hóa cấu trúc nhóm enzyme Dehydrogenase của 4 loài được mô tả như sau.

Người:        ... CGA TGT TGG GTT TGT TGG ...

Tinh tinh:        ... CGT TGT TGG GTT TGT TGG ...

Grorila:        ... CGT TGT TGG GTT TGT TAT ...

Đười ươi:        ... TGT TGG TGG GTC TGT GAT ...

Câu 5. Dựa vào thông tin này cho biết loài nào có quan hệ họ hàng gần nhất với người?

        A. Tinh tinh.                                     B. Grorila.    

        C. Đười ươi.                                      D. 3 loài có họ hàng với người như nhau

Câu 6. Đây là bằng chứng tiến hóa nào?

A. Tế bào.                B. Giải phẫu so sánh.

C. Quá trình phát triển phôi.        D. Sinh học phân tử.

Câu 7. Khi nói về quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái đất, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kết thúc giai đoạn tiến hóa sinh học, các tế bào sơ khai được hình thành.

B. Tiến hóa hóa học là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

C. Trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, phân tử DNA xuất hiện trước, phân tử RNA xuất hiện sau.

D. Ở giai đoạn tiến hóa sinh học, các tiền tế bào được hình thành ở đại dương nguyên thủy.

Câu 8.  Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đạitrong số các phát biểu về tác động của nhân tố tiến hóa dòng gene đối với quần thể, nhận định sau đây sai?

A. Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể không theo một hướng xác định.

B. Mức độ thay đổi tần số allele của quần thể lệ thuộc sự chênh lệch tần số allele giữa quần thể cho và quần thể nhận.

C. Sự chênh lệch tần số alelle quần thể cho và nhận càng lớn thì sự thay đổi tần số allele càng mạnh.

D. Tỉ lệ nhập cư càng lớn thì tần số allele trội của quần thể nhận càng tăng.

Câu 9. Trong điều trị bệnh rối loạn suy giảm miễn dịch (SCID) ở người do đột biến gene, dẫn đến cơ thể không tổng hợp enzyme adenosine deaminase (ADA), một nhóm nhà khoa học sử dụng vector chuyển gene ADA bình thường vào tế bào gốc tủy của bệnh nhân SCID. Liệu pháp gene đã được sử dụng trong trường hợp này là gì?

        A. Đưa gene bình thường vào cơ thể người bệnh để ức chế biểu hiện của gene đột biến.

        B. Đưa gene bình thường vào cơ thể người bệnh để phá hủy gene đột biến.

        C. Đưa gene bình thường vào cơ thể người bệnh để chỉnh sửa gene đột biến.

        D. Đưa gene bình thường vào cơ thể người bệnh để tạo enzyme hoạt động.

Câu 10. Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể không làm thay đổi tần số các allele của quần thể?

        A. Giao phối không ngẫu nhiên.        B. Di - nhập gene.                

    C. Phiêu bạt di truyền.                                                D. Chọn lọc tự nhiên.

Dùng thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) được di nhập về Việt Nam với mục đích làm thức ăn cho chăn nuôi đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các loài bản địa. Với đặc điểm sinh trưởng nhanh, đẻ nhiều và có thể sử dụng nhiều loài thực vật làm thức ăn, ốc bươu vàng đã gây hại cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa. 

Câu 11. Quan hệ sinh thái giữa ốc bươu vàng và cây lúa là

A. quan hệ cạnh tranh.                                B. quan hệ vật chủ - ký sinh.
C. quan hệ sinh vật ăn sinh vật.                        D. quan hệ cộng sinh.

Câu 12. Để bảo vệ đa dạng sinh học và hạn chế tác hại của ốc bươu vàng đối với hệ sinh thái, biện pháp nào sau đây là hợp lý nhất?

A. Sử dụng thiên địch tự nhiên như vịt, cá để kiểm soát số lượng ốc bươu vàng.
B. Mở rộng nuôi ốc bươu vàng làm thực phẩm để tận dụng nguồn lợi từ chúng.
C. Đưa ốc bươu vàng vào danh sách bảo tồn để tránh làm mất cân bằng sinh thái.
D. Sử dụng thuốc diệt ốc với liều lượng cao để tiêu diệt triệt để loài này trong môi trường nước.

Câu 13. Sơ đồ Hình 4 biểu diễn quá trình nhân đôi DNA, mạch mới liên tục sẽ có trình tự nucleotide là (tính theo chiều tháo xoắn)                                                                                                                                           

 

A. AGC.                B. GCA.                C. CGT.                D. TGC.

Câu 14: Ở một loài động vật, allele A quy định lông trắng trội hoàn toàn so với allele a quy định lông đen, gene quy định màu lông nằm trên nhiễm sắc thể thường. Hình 5 thể hiện tỉ lệ các loại kiểu gene của một quần thể loài này đang ở thế hệ xuất phát. Giả sử không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa. Theo lí thuyết, nếu quần thể này ngẫu phối thì tần số kiểu gene Aa của quần thể ở thế hệ tiếp theo là

 

        A. 0,48.        B. 0,70.        C. 0,30.        D. 0,42.

Câu 15. Hình 6 mô tả một phương pháp tạo giống thực vật:

 

Trong số các nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng?

A. Quá trình (1) và (2) tạo giao tử đột biến số lượng NST.
B. Hợp tử (3) chứa bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau.
C. Nếu hợp tử (3) phát triển thành cơ thể thì cơ thể này không thể sinh sản được. 

D. Các cơ thể dị đa bội được tạo ra sau quá trình (4) có thể là loài mới.

Câu 16: Xét hai gene nằm trên nhiễm sắc thể số 21: Gene thứ nhất có 3 allele (A1, A2, A3), gene thứ hai có 2 allele (B1, B2). Một gia đình đều có bố mẹ bình thường, sinh được một đứa con bị hội chứng Down thể Trisomy 21. Bằng kĩ thuật di truyền người ta phân tích và xác định được sự có mặt của các allele thuộc gene thứ nhất trong tế bào sinh dưỡng của từng người, kết quả được mô tả ở bảng sau đây. Dấu “+” là có allele, “-” là không có allele trong tế bào.

Allele

Bố

Mẹ

Con

A1

+

+

+

A2

-

+

+

A3

+

-

+

    Dựa vào kết quả ở bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng?

A. Tế bào sinh dưỡng của người con có 46 nhiễm sắc thể.

B. Sự phát sinh bệnh của người con do rối loạn sự phân li cặp nhiễm sắc thể 21 trong giảm phân II của mẹ.

C. Sự phát sinh bệnh của người con do rối loạn sự phân li cặp nhiễm sắc thể 21 trong giảm phân I của bố hoặc mẹ.

D. Nếu người bố có kiểu gene B1B2 và người mẹ có kiểu gene B2B2 thì người con có kiểu gene B1B1B2

Câu 17: Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vườn ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Quá trình khôi phục rừng ngập mặn Cần Giờ là ví dụ của quá trình:

        A. Diễn thế nguyên sinh.                B. Diễn thế thứ sinh.

        C. Diễn thế khôi phục.                D. Diễn thế phân hủy.

Câu 18. Giả sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật được kí hiệu là: A, B, C, D, E, F, G và H. Cho biết loài A và loài C là sinh vật sản xuất, các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Trong lưới thức ăn này, nếu loại bỏ loài C ra khỏi quần xã thì chỉ loài D và loài F mất đi. Sơ đồ lưới thức ăn nào sau đây đúng với các thông tin đã cho?

 

A. Hình a.                 B. Hình b.                   C. Hình c.                        D. Hình d.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng/sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn Đúng hoặc Sai.

Câu 1. Khi nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng tương đối của DNA ở tế bào biểu bì ở người, tế bào phôi sớm của nhím, hợp bào của một loài nấm nhày (biết nấm nhày chỉ có nhân phân chia không phân chia tế bào chất) thu được 3 đồ thị như hình sau:

 

a) Đồ thị 1, 2 và 3 tương ứng với tế bào phôi sớm, tế bào biểu bì ở người và hợp bào nấm nhầy.

b) Tế bào phân chia theo đồ thị 2 có pha G1 rất ngắn.

c) Tế bào phân chia theo đồ thị 1 có thể là tế bào sinh dưỡng.

d) Tế bào biểu bì của lá cũng có kiểu phân bào như đồ thị 1.

Câu 2. Dựa trên cơ sở các thí nghiệm về di truyền của Morgan, giả định một nhóm học sinh đã thực hiện các phép lai trên ruồi giấm và thu được kết quả như sau:

 

Cách  thức thực hiện

Kết quả

Phép lai 1

P: ♂ thân xám, cánh cụt x ♀ thân đen, cánh dài

F1: 100% thân xám, cánh dài

Phép lai 2

♀ F1 của phép lai 1 (F1-1) x ♂ thân đen, cánh cụt

Fa:  4 loại kiểu hình

Phép lai 3

♀ F1-1 x ♂ F1-1

F2: 3 loại kiểu hình với tỉ lệ 1: 2 : 1

Biết rằng, mỗi tính trạng do một gene có 2 allele trội lặn hoàn toàn, nằm trên NST thường quy định.

a) Các phép lai nhằm mục đích xác định cơ chế di truyền chi phối các tính trạng.

b) Kết quả của phép lai 2 chứng tỏ đã xảy ra hoán vị gene trong quá trình giảm phân của cơ thể đem lai với con ♀ F1-1.

c) Kết quả phép lai 3 cho phép nhận định rằng các gene quy định các tính trạng trên liên kết hoàn toàn ở con ♂ F1-1.

d) Nếu cho lai ♂ F1-1 x ♀ thân đen, cánh cụt thì tỉ lệ các kiểu hình ở đời con giống với phép lai 2.

Câu 3. Spartina patens và Typha angustifolia là những loài thực vật đầm lầy ở khu vực nội lục châu Mỹ. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nước biển tới hai loài loài thực vật này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một loạt các thí nghiệm: Trồng chung hoặc trồng riêng hai loài thực vật trong các đầm lầy nước mặn và đầm lầy nước ngọt với các độ mặn khác nhau. Sinh khối trung bình (g/cm2) của hai loài được thể hiện ở Hình 7.

 

a) Khả năng chịu mặn S. patens tốt hơn T. angustifolia.

b) Ở đầm lầy nước ngọt, T. angustifolia có ưu thế cạnh tranh tốt hơn.

c) Ở khu vực do triều cường khiến nước biển dâng lên cao, S. patens có xu hướng sẽ chiếm ưu thế hơn.

d) S. Patens phân bố ở cả đầm lầy nước ngọt và đầm lầy nước mặn, nhưng chiếm ưu thế cạnh tranh ở đầm lầy nước ngọt. 

Câu 4: Hình 8a mô tả hệ tuần hoàn máu của người bình thường. Các chữ số (1), (2), (3), (4) chú thích

cho các buồng tim (gồm tâm nhĩ và các tâm thất); các chữ cái A, B, C, D, E chú thích cho các mạch máu (gồm động mạch và tĩnh mạch); mũi tên chỉ chiều di chuyển của dòng máu chảy trong hệ mạch. Hình 8b  mô tả sự thay đổi áp suất máu trong buồng tim (3), mạch máu B, mạch máu C và mao mạch ở các cơ quan.

 

a) (1), (2), (3) và (4) lần lượt là tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải, tâm thất phải và tâm thất trái.

b) B và E là động mạch; A và D là tĩnh mạch.

c) Sự chêch lệch giữa áp suất máu tối đa và tối thiểu trong buồng tim (3) thấp hơn trong mao mạch.

d) Áp lực của máu giảm từ C đến mao mạch là do tăng khoảng cách từ các mạch đến tim.

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.

Câu 1.         Hình 9 mô tả quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí ở kỳ giông từ quần thể kỳ giông Oregon. Hãy nghiên cứu hình ảnh về quá trình hình thành loài và sắp xếp các giai đoạn sau theo trình tự đúng?

1. Các quần thể sống trong hai môi trường khác nhau, không giao phối được với nhau và được chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến, các biến dị tổ hợp theo các hướng khác nhau.

2. Hình thành các nòi địa lí khác nhau.

3. Quần thể Oregon sống trong môi trường tương đối đồng nhất mở rộng khu phân bố dẫn đến quần thể bị cách li bởi các chướng ngại vật địa lí.

4. Các nòi địa lí trải qua những thay đổi di truyền đến mức vốn gene của mỗi quần thể được cách li hoàn toàn không thể giao phối với các cá thể của quần thể khác và với quần thể ban đầu thì loài mới hình thành.

Câu 2. Hai loài A và B cùng phân bố trong một khu vực, ổ sinh thái về thức ăn của 2 loài A và B được thể hiện ở các Hình 10 sau đây: 

 

        Có bao nhiêu hình thể hiện loài A và loài B có cạnh tranh nhau về thức ăn?

Câu 3. Hình 11 thể hiện một nhóm gồm 5 tế bào sinh tinh đều có kiểu gene AaBb đang ở kì giữa và kì cuối giảm phân I theo 3 trường hợp; trong đó có 2 tế bào diễn ra theo trường hợp 1; 1 tế bào diễn ra theo trường hợp 2; 2 tế bào diễn ra theo trường hợp 3; các giai đoạn còn lại của giảm phân diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, trong số các giao tử tạo ra khi kết thúc giảm phân, loại giao tử kí hiệu dạng ab chiếm tỉ lệ bằng bao nhiêu phần trăm?.

 

Câu 4: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gene (A, a và B, b) quy định; khi có mặt đồng thời hai loại allele trội A và B cho hoa đỏ, các kiểu gene còn lại cho hoa trắng; allele D quy định quả tròn, allele d quy định quả dài. Cho cây hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn đời con thu được 14,0625% cây hoa đỏ, quả dài. Khi cho cây hoa đỏ, quả tròn (P) giao phấn với cây khác (cây M) đời con có 4 kiểu hình với tỉ lệ 3: 3: 1: 1. Biết không phát sinh đột biến mới và các cặp gene này phân li độc lập. Theo lí thuyết, nếu không xét vai trò của bố mẹ thì có bao nhiêu phép lai phù hợp giữa cây hoa đỏ, quả tròn đời P và cây M?

Câu 5. Phả hệ ở Hình 12 mô tả sự di truyền của bệnh M và bệnh N ở người, mỗi bệnh đều do 1 trong 2 allele của 1 gene quy định. Cả 2 gene này đều nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Biết không xảy ra hoán vị gene và người số 1 có kiểu gene dị hợp tử về 1 cặp gene.

 

Theo lí thuyết,  có thể xác định được chính xác được kiểu gene của tối đa bao nhiêu người trong phả hệ trên?

Câu 6: Một quần xã nhân tạo chỉ có 6 loài sinh vật. Khi thống kê số lượng cá thể của từng loài trong quần xã người ta thu được bảng sau:

Loài

A

B

C

D

E

F

Số lượng cá thể mỗi loài.

350

254

650

640

2138

900

Độ phong phú của loài ưu thế gấp bao nhiêu lần giá trị trung bình độ phong phú của tất cả các loài trong quần xã? (Kết quả làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).

 

Bộ 50 ĐỀ THI THỬ TN THPT 2025 - MÔN SINH HỌC - THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA ĐỀ MINH HỌA - FILE WORD ĐẦY ĐỦ CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề MINH HỌA - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 1 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 2 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 3 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 4 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 5 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 6 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 7 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 8 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 9 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 10 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 11 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 12 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 13 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 14 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 15 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 16 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 17 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 18 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 19 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 20 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 21 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 22 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 23 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 24 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 25 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 26 - File word có lời giải

 

HƯỚNG DẪN GIẢI

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Phân tử sinh học thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ DNA đến protein là

        A. mRNA.         B. tRNA.                       C. rRNA.                  D. Carbohydrate.

Câu 2. Hình 1 mô tả tế bào đang ở một giai đoạn của quá trình phân bào giảm phân.

 

Nhận định nào sau đây là sai?

A. Quá trình giảm phân đã xảy ra hiện tượng trao đổi chéo.

B. Tế bào đang ở kì sau của giảm phân I.

C. Các NST kép đang đính trên thoi phân bào.

D. Kết thúc lần phân bào này sẽ tạo ra 4 loại giao tử. 

Hướng dẫn giải

Kết thúc lần phân bào 1 tạo ra 2 tế bào con có bộ NST là n kép.

Câu 3. Để khảo sát các điều kiện cần thiết cho sự nảy mầm của hạt, người ta bố trí thí nghiệm như Hình 2. Cho biết thí nghiệm sử dụng hạt đậu xanh đã phơi khô. Theo lí thuyết, sau 2 đến 3 ngày, các hạt trong những ống nghiệm nào sẽ nảy mầm?

 

A. Ống nghiệm 1 và ống nghiệm 3.      B. Ống nghiệm 1 và ống nghiệm 5.

C. Ống nghiệm 2 và ống nghiệm 4.      D. Ống nghiệm 3 và ống nghiệm 4.

Câu 4. Hình 3 mô tả bốn thí nghiệm về quá trình trao đổi vật chất và năng lượng ở thực vật. Phát biểu nào sau đây đúng?

 

Hình 3

A. Ở thí nghiệm 1 nếu loại bỏ hết lá của cây thì kết quả thí nghiệm không đổi

B. Bọt khí thu được ở thí nghiệm 2 là khí carbon dioxide.

C. Thí nghiệm 3 chứng minh quá trình quang hợp.

D. Sau một thời gian, giấy tẩm CoClở thí nghiệm 4 đổi màu.

Hướng dẫn giải

Thí nghiệm 1 là thí nghiệm về quá trình thoát hơi nước nên nếu loại bỏ hết lá của cây thì kết quả thí nghiệm không có hơi nước bám trên chuông.

Bọt khí thu được ở thí nghiệm 2 là khí Oxygen

Thí nghiệm 3 chứng minh quá trình thoát hơi nước

Thí nghiệm 4, giấy tẩm CoClsau một thời gian hút ẩm từ quá trình thoát hơi nước của lá thì chuyển sang màu hồng.

Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6:  Phân tích trình tự nucleotide trên mạch mang mã gốc của 1 gene mã hóa cấu trúc nhóm enzyme Dehydrogenase của 4 loài được mô tả như sau.

Người:        ... CGA TGT TGG GTT TGT TGG ...

Tinh tinh:        ... CGT TGT TGG GTT TGT TGG ...

Grorila:        ... CGT TGT TGG GTT TGT TAT ...

Đười ươi:        ... TGT TGG TGG GTC TGT GAT ...

Câu 5. Dựa vào thông tin này cho biết loài nào có quan hệ họ hàng gần nhất với người?

        A. Tinh tinh.                                     B. Grorila.    

        C. Đười ươi.                                      D. 3 loài có họ hàng với người như nhau

Hướng dẫn giải

Trình tự nucleotide của gene mã hóa cấu trúc nhóm enzyme Dehydrogenasa khác nhau giữa các loài:

Người và Tinh tinh: khác nhau 1 nucleotide;

Người và Grorila: khác nhau 3 nucleotide;

Người và Đười ươi: khác nhau 7 nucleotide;

Câu 6. Đây là bằng chứng tiến hóa nào?

A. Tế bào.                B. Giải phẫu so sánh.

C. Quá trình phát triển phôi.        D. Sinh học phân tử.

Hướng dẫn giải

Mức độ tương đồng của các trình tự DNA giữa các loài sinh vật là bằng chứng sinh học phân tử.

Câu 7. Khi nói về quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái đất, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kết thúc giai đoạn tiến hóa sinh học, các tế bào sơ khai được hình thành.

B. Tiến hóa hóa học là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

C. Trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, phân tử DNA xuất hiện trước, phân tử RNA xuất hiện sau.

D. Ở giai đoạn tiến hóa sinh học, các tiền tế bào được hình thành ở đại dương nguyên thủy.

Câu 8.  Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đạitrong số các phát biểu về tác động của nhân tố tiến hóa dòng gene đối với quần thể, nhận định sau đây sai?

A. Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể không theo một hướng xác định.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...