Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 31 - File word có lời giải
4/21/2025 3:29:27 PM
lehuynhson1 ...

 

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC

ĐỀ MINH HỌA

ĐỀ 31

(Đề thi có 06 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

- Tải file word kèm ma trận và lời giải chi tiết ( 20k/Đề ) - LH Zalo 0915347068

- Tải file word kèm ma trận và lời giải chi tiết ( 100k/50Đề ) - LH Zalo 0915347068

        Họ, tên thí sinh: ……………………………………………

        Số báo danh: ……………………………………………….        

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây không diễn ra trong nhân tế bào?

A. Nhân đôi DNA.                B. Dịch mã.

C. Phiên mã tổng hợp mRNA.        D. Phiên mã tổng hợp tRNA.

Câu 2: Quá trình phân giải protein ở vi sinh vật tạo ra

A. amino acid.        B. ethanol.        C. nucleotide.        D. lactic acid.

Câu 3: Khi tìm hiểu về tác hại của thuốc lá đối với con người, phát biểu nào sau đây sai?

A. Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại cho sức khỏe con người.

B. Thuốc lá gây tác hại cho cả người sử dụng và cả những người hít phải khói thuốc.

C. Người không hút thuốc lá không bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá.

D. Chất độc hại trong khói thuốc lá có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư phổi...

Câu 4: Một thí nghiệm về quang hợp ở thực vật được mô tả trong hình 1.

Hình 1

Thí nghiệm trên nhằm chứng minh quang hợp tạo ra sản phẩm nào?

A. Diệp lục.                           B. Tinh bột.                 C. Chất khoáng.                    B. Khí oxigene.

Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6:  Hình 2  mô tả cây phát sinh chủng loại, hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng hay sai?

  

Hình 2

Câu 5: Theo sơ đồ đặc điểm nào sau đây ở các nhóm động vật là phổ biến nhất?

A. Có 4  chi .               B. Trứng có màng ối.                C. Có xương sống.                 D. Có lông mao.

Câu 6: Nhận định nào sau đây sai?

A. Có 5 loài trong hình có 4 chi.

B. Chim là loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất với cá sấu .

C. Có bốn loài này đều có đặc điểm chung là trứng có màng ối.

D. Cá mập vá cá ngừ đều có bộ xương được hợp thành từ chất xương.

Câu 7: Có nhiều con đường hình thành loài mới. Hình 3 mô tả cơ chế hình thành loài

A. cùng khu.        B. khác khu.        C. liền khu.        D. liên khu.

Câu 8: Màu sắc của hoa phù dung thay đổi theo các thời điểm khác nhau trong ngày như trong hình 4. Đây là hiện tượng gì?

       Hình 4                                                                    

A. Đột biến.                 B. Thường biến.                    C. Mức phản ứng.                 D. Di truyền không đồng nhất.

Câu 9: Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây cho phép phát hiện sớm hội chứng Klinefelter ở người?

        A. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.        B. Nghiên cứu tế bào.

        C. Nghiên cứu phả hệ.        D. Di truyền phân tử.

Câu 10: Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ

A. đối kháng.               B. hợp tác.                C. cạnh tranh cùng loài.                 D. hỗ trợ cùng loài.

Câu 11: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gene của operon lac có hiện tượng protein ức chế kết hợp với allolactose sẽ tạo ra sản phẩm A như trong hình 5. Sự có mặt của sản phẩm A có vai trò 

A. hoạt hóa vùng P.                                                                    B. hoạt hóa vùng O.        

C. bất hoạt nhóm gene cấu trúc.                                                

D. hoạt hóa nhóm gene cấu trúc.                                                                             Hình 5

Câu 12: Thí nghiệm của Dodd trên ruồi giấm: Bà chia một quần thể ruồi giấm thành 2 quần thể nhỏ và nuôi trong hai môi trường khác nhau một môi trường chứa tinh bột và một môi trường chứa đường mantose. Sau đó bà cho 2 loại ruồi sống chung và nhận thấy "ruồi mantose" không thích giao phối với "ruồi tinh bột". Giữa chúng đã có sự cách li sinh sản. Thí nghiệm này là minh chứng cho quá trình hình thành loài mới bằng con đường nào?

A. Cách li địa lí.               B. Cách li sinh thái.                 C. Cách li tập tính.            D. Lai xa và đa bội hóa.

Câu 13: Có một số quần thể giao phối trong tự nhiên như sau:

(1) Quần thể 1: cấu trúc hoa lưỡng tính, hạt phấn không thể thoát ra khỏi hoa.

(2) Quần thể 2: các hạt phấn bay trong gió và thụ phấn cho các hoa tự do.

(3) Quần thể 3: động vật lưỡng tính, trong cơ thể có cả cơ quan sinh dục đực và cái, chúng tự thụ tinh.

(4) Quần thể 4: kích thước quần thể nhỏ nên xác suất giao phối gần rất cao.

Trong số các quần thể trên, quần thể nào có tính đa dạng di truyền cao nhất?

        A. Quần thể 1.        B. Quần thể 2.                   C. Quần thể 3.         D. Quần thể 4.

Câu 14: Hình 6 mô tả quy trình tạo thuốc trừ sâu sinh học DNA tái tổ hợp sau khi được tạo ra sẽ được chuyển trực tiếp vào

                                                                                       Hình 6

A. cây trồng.                 B. tế bào thực vật.            C. sâu bệnh.                D. plasmit của vi khuẩn

Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng về nhịp sinh học trong đời sống sinh vật?

A. Giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống.

B. Không ảnh hưởng đến hành vi và sinh lý của sinh vật.

C. Chỉ có vai trò trong sự phát triển của thực vật.

D. Không có tác động đến chu kỳ sinh sản.

Câu 16: Quan sát quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh, người ta ghi nhận lại diễn biến nhiễm sắc thể được mô tả như hình 7. Các chữ cái A, a, B, b, D, d biểu diễn cho các gene nằm trên các NST. Một số NST đang giấu thông tin của gene.

Cho các nhận xét sau:

(I). Quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gene giữa allele A và allele a.

(II). Tinh trùng số 2 mang các allele a, b và d.

(III). Tinh trùng số 4 mang các allele a, b, D.

(IV). Quá trình giảm phân đã tạo ra 2 loại giao tử khác nhau.

Có bao nhiêu nhận xét đúng về quá trình trên?

A. 3.                       B. 1.                                C. 4.                        D. 2.                                

Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Các loại đậu là nguồn dinh dưỡng rất rất tốt. Tuy nhiên trong đậu khô (kể cả đã chế biến chín) có nhiều purine mà ở một số người nhạy cảm thì purine có thể làm tăng uric acid trong máu, các tinh thể uric acid đóng trên khớp xương (ngón chân cái) làm người bệnh rất đau nhức (bệnh gout). Nốt sần được tìm thấy ở rễ cây họ Đậu chứa những vi khuẩn cố định đạm. Ở trong nốt sần của cây họ Đậu, khí nitrogen phân tử (N2) từ khí quyển sẽ được chuyển hóa thành ammonia (NH3), sau đó được đồng hóa vào amino acid.

Câu 17. Mối quan hệ sinh thái giữa cây họ đậu và vi khuẩn trong nốt sần là quan hệ

A. cộng sinh.         B. hội sinh.                    C. hỗ trợ.                       D. cạnh tranh. 

Câu 18. Nhận định nào sau đây sai?

A. Ăn đậu khô có nhiều purine làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

B. Không nên ăn các loại đậu vì đó là nguyên nhân gây bệnh gout.

C. Bệnh gout không di truyền cho thế hệ sau.

D. Sự gia tăng lượng uric acid trong máu là nguyên nhân gây bênh gout. 

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Ở một loài thú, đem lai con cái lông đen thuần chủng với con đực lông trắng thuần chủng thu được đời con F1 gồm 100% con lông đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, F2 thu được tỉ lệ 9 con lông đen: 6 con lông vàng: 1 con lông trắng. Trong đó, lông trắng chỉ có ở con đực. Giả sử các cá thể có kiểu gene khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau.

a) Tính trạng màu lông do hai gene tương tác trực tiếp quy định.

b) F1 có một loại kiểu gene.

c) F2 có số loại kiểu gene ở giới đực bằng số loại kiểu gene ở giới cái.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...